Chỉ định:
Dược lý: Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, Cefoperazone có tác động diệt khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp mucopeptide vách tế bào vi khuẩn ở giai đoạn nhân đôi của vi khuẩn. Sulbactam ức chế không hồi phục hầu hết ò-lactamase sinh ra do vi khuẩn đề kháng nhóm ò-lactam. Sự kết hợp của sulbactam và Cefoperazone có hoạt tính chống lại tất cả các vi khuẩn nhạy cảm với Cefoperazone. Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn cơ xương khớp
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm
- Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não
- Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn khác trong ổ bụng…
- Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu và các nhiễm khuẩn sinh dục khác…
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Chống chỉ định:
Bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Tương tác thuốc:
Tương kỵ vật lý với các aminoglycoside.
Tác dụng ngoại y (phụ):
Hiếm gặp, thoáng qua như đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mày đay, ban đỏ, ngứa… Các phản ứng phụ có thể sẽ hết khi ngưng thuốc.
Chú ý đề phòng:
Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị tắc mật nặng, bệnh gan nặng. Thuốc dùng hiệu quả ở trẻ nhũ nhi tuy nhiên chưa có nghiên cứu trên trẻ sơ sinh, non tháng vậy nên cần cân nhắc khi sử dụng. Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều lượng:
Liều dùng và cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 2g-4g/ngày chia làm 2 lần. Liều tối đa: 8g/ngày. Trẻ nhỏ: 40-80mg/kg/ngày chia làm 2-4 lần. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng: 160mg/kg/ngày. Bệnh nhân suy thận: Thanh thải creatinine Liều tối đa 15-30ml/phút 4g/ngày <15ml/phút 2g/ngày Tiêm và truyền tĩnh mạch: Hòa tan thuốc với một lượng thích hợp dung dịch dextrose 5% hoặc NaCL 0,9% hoặc nước cất pha tiêm rồi truy?n trong 15-60 phút hoặc tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 3 phút. Dung dịch Lactate Ringer: Tránh pha thuốc khởi đầu với lactate ringer vì tương kỵ vật lý. Trước tiên phải pha thuốc với nước cất tiêm sau đó mới pha loãng với dung dịch lactate ringer để được hỗn hợp sủ dụng thích hợp
Bảo quản:
Bảo quản: Dưới 25oC và tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn chất lượng: Tiêu chuẩn nhà sản xuất.
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: SULBACTAM
Tên khác:
Thành phần:
Sulbactam sodium
Tác dụng:
Sulbactam là chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta latam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế sulbactam dùng phối hợp với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamse như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, Branhamella, Klebsiella, Neisseria, Proteus, các vi khuẩn kỵ khí Bacteroides, Acinobacter.
Chỉ định:
Sulbactam phối hợp duy nhất với ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, niệu đạo, mô mềm, ổ bụng...gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ:
Thường gặp: rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy.
Hiếm khi gặp buồn nôn, nôn, nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc.
Dị ứng: nổi mẩn đỏ, ngứa.
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Sulbactam là kháng sinh nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế Beta -lactamase.
Dược động học:
Sulbactam hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đường tiêm. Thuốc khuyếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể.
Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Cách dùng:
Liều dùng cảu sulbactam được tính theo liều của ampicillin phối hợp với nó.
Mô tả:
Bảo quản:
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để thuốc ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C.
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng