Chỉ định:
Dược lực học +Coenzym Q10 Coenzym Q10: 95% năng lượng của cơ thể người được hoạt hóa bởi Coenzym Q10. Vì vậy thiếu hụt Coenzym Q10 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, nhất là tim. Đây là bộ phận quan trọng hoạt động liên tục, không nghỉ trong cả đời người nên tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn. Do đó tim có nhu cầu cao và mối quan hệ mật thiết với Coenzym Q10. Coenzym Q10 có nồng độ cao nhất ở tim, thiếu Coenzym Q10 ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tim do Coenzym Q10 tham gia vào sự hô hấp của tế bào cơ tim. Trong các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nồng độ Coenzym Q10 tại tim giảm đến 75% so với cơ tim bình thường. Coenzym Q10 còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp cơ thể ngăn ngừa sự hình thành các gốc tư do, phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. CoenzymQ10 làm giảm sự mất Dopamin và dopaminergic, do đó có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson +Vitamin E Vitamin E ngăn cản sự hình thành Nitrosamin, chất gây ung thư mạnh trong cơ thể người Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể. Việc bổ sung vitamin E có thể làm giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể do lão suy từ 50-70% +Selen Là chất chống ôxy hóa mạnh, bảo vệ hiệu quả các AND chống lại gốc tự do. Selen giúp gia tăng hệ thống miễn dịch, ngăn cản quá trình phát triển của khối u do Selen thúc đẩy các đại thực bào tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn cản tưới máu đến khối u. Selen làm giảm sự tạo thành cục máu đông, giảm sự hình thành LDL và peroxyd lipid do đó làm giảm xơ vữa động mạch và phòng chống các bệnh về tim mạch. Selen giữ vai trò về độ nhạy của thị lực,việc bổ sung selen sẽ giúp làm giảm sự phát sinh cận thị, đục thuỷ tinh thể và các bệnh về mắt. +Vitamin C Có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tăng sức bền thành mạch Vitamin C làm giảm các yếu tố nguy cơ trong bệnh tim mạch do khả năng ngăn cản sự lắng đọng những khối chất béo cholesterol trên thành động mạch và ức chế sự ôxy hoá các LDL. Vitamin C giúp bảo vệ màng tế bào và AND khỏi bị tấn công gây biến dị và ức chế các nguyên nhân gây ra ung thư, đặc biệt là các nitrosamin và Nitrosamid. +Vitamin A: Vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, là chất cần thiết cho hoạt động của tế bào biểu mô trụ. Thiếu hụt Vitamin A có thể gây khô mắt, khô da, suy giảm miễn dịch. Tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của Coenzym Q10 càng được tăng cường khi được hiệp đồng với các chất chống oxy hóa khác như: Vitamin E, Selen, Vitamin C, Vitamin A. Sự phối hợp các nhân tố chống lão hóa này được bào chế trong thuốc Senoxyd Q10. Chỉ định -Phòng ngừa và phối hợp điều trị các bệnh lý tim mạch, rối loạn tuần hoàn: + Suy tim xung huyết nhẹ và vừa, bệnh cơ tim, đau thắt ngực +Thiểu năng tuần hoàn, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn +Tăng cholesterol máu hoặc tăng triglycerid máu, xơ vữa động mạch -Phòng ngừa và phối hợp điều trị ung thư. Đặc biệt trong ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú -Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh ở người già: Suy giảm trí nhớ, Parkinson…
- Chống lão hoá tế bào: phòng ngừa vết nhăn, vết nám, bảo vệ và làm đẹp da.
- Phòng ngừa và phối hợp điều trị các rối loạn ở mắt: cận thị, quáng gà, đục thuỷ tinh thể… -Giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể khi sống và làm việc trông môi trường ô nhiễm, khói bụi, bức xạ (máy vi tính, điện thoại..), hóa chất độc.
- Hội chứng mệt mỏi kéo dài, suy giảm khả năng hoạt động thể chất do thiếu hụt Coenzym Q10 ở người suy nhược cơ thể, người cao tuổi
Chống chỉ định:
Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không dùng cùng với các thuốc có chứa vitamin A khác.
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
Không dùng quá 200 mcg Selen một ngày Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Liều lượng:
Người lớn: 1 viên/ lần. 2 lần/ ngày
Bảo quản:
Hạn dùng: 36 tháng từ ngày sản xuất
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: VITAMIN E
Tên khác:
Tocopherol acetate
Thành phần:
D-alpha tocopheryl acetate
Tác dụng:
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.
Chỉ định:
Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tác dụng phụ:
Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.
Thận trọng:
Tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin. Tăng tác dụng ngăn ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
Tương tác thuốc:
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
Dược lực:
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol).
Dược động học:
- Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.
- Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.
- Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma - lacton của acid này.
- Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.
Cách dùng:
1 viên (400 UI) /ngày.
Mô tả:
Bảo quản:
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng