Isoniazid 100mg

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký: VNA-4783-02
Nhóm dược lý: Chống nhiễm khuẩn, KS trùng
Thành phần: Isoniazide
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 1chai 100 viên nén
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất: Xí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:

- Thể hoạt động lao phổi và ngoài phổi, Sơ nhiễm lao.
- Nhiễm Mycobacterium không điển hình có nhạy cảm với thuốc.

Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Rối loạn tiêu hoá, viêm gan, phát ban, ngứa.

Chú ý đề phòng:
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, kiểm tra công thức máu và chức năng gan dịnh kì.

Liều lượng:
Liều dùng theo chỉ dẫn của Bác Sĩ.

Bảo quản:
Để nơi khô mát tránh ánh sáng.



THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: ISONIAZIDE

Tên khác:
Isoniazid

Thành phần:
Isoniazide

Tác dụng:
Isoniazid là thuốc chống lao đặc hiệu cao, có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác như M.bovis, Mycobacterium kansasii. Isoniazid diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở vị trí tổn thương và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng chính xác của isoniazid vẫn chưa biết, nhưng có thể do thuốc ức chế tổng hợp acid mycolic và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao. Nồng độ tối thiểu ức chế in vitro đối với trực khuẩn lao từ 0,02-0,2 microgam/ml.

Kháng thuốc mắc phải tự nhiên của M . tuberculosis đối với isoniazid cả in vitro và in vivo đã được chứng minh diễn ra theo kiểu bậc thang. Cơ chế kháng thuốc có thể do vi khuẩn đột biến di truyền kháng thuốc. Các chủng kháng thuốc phát triển nhanh, nếu isoniazid dùng đơn độc để điều trị lao, nhưng ít hơn nếu dùng thuốc với mục đích dự phòng.

Để phòng kháng thuốc phải dùng phối hợp isoniazid với 3-4 thuốc điều trị lao khác và không bao giờ được dùng đơn độc.

Chỉ định:
Dự phòng lao:

Isoniazid được chỉ định dự phòng lao cho các nhóm người bệnh sau:

Những người trong gia đình và người thường xuyên tiếp xúc với người mới được chẩn đoán bệnh lao (AFB(+)) mà có test Mantoux dương tính và chưa tiêm phòng BCG.

Những người có test Mantoux dương tính đang được điều trị đặc biệt như điều trị corticosteroid dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch , thuốc độc hại với tế bào hoặc điều trị bằng chiếu tia xạ.

Người nhiễm HIV có test Mantoux dương tính hoặc biết đã có tiếp xúc với người bệnh có khuẩn lao trong đờm, gnay cả khi test Mantoux âm tính.

Điều trị lao:

Isoniazid được chỉ định phối hợp với các thuốc chống lao khác, như rifampicin, pyrazinamid, streptomycin hoặc ethambutol theo các phác đồ điều trị chuẩn. Nếu có vi khuẩn kháng isoniazid hoặc người bệnh gặp tác dụng không mong muốn nặng, thì phải ngừng dùng isoniazid thay bằng thuốc khác.

Quá liều:
Isoniazid ức chế chuyển hoá một số thuốc. Khi dùng kết hợp isoniazid với các thuốc nàu có thể làm tăng độc tính của thuốc phối hợp, nhất là các thuốc chữa động kinh. Các thuốc sau khi phối hợp với isoniazid pahỉ điều chỉnh liều: alfentanil, các chất chống đông máu dẫn chất coumarin hoặc dẫn chất indodion, các benzodiazepin, carbamazepin, theophylin, phenytoin, enfluran, disulfiram và các cycloserin.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Buồn nôn, nôn, chóng mặt, nói ngọng, mất định hướng, tăng phản xạ, nhìn mờ, ảo thị giác… Các triệu chứng quá liều thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 3 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu ngộ độc nặng ức chế hô hấp, và ức chế thần kinh trung ương, có thể nhanh chóng chuyển từ sững sờ sang trạng thái hôn mê, co giật kéo dài, toan chuyển hoá, aceton niệu và tăng glucose niệu và tăng glucose huyết. Nếu người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể tử vong. Isoniazid gây co giật là do liên quan đến giảm nồng độ acid gama aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương, do isoniazid ức chế hoạt động của pyridoxal - 5 – phospaht trong não.

Xử trí:

Trong xử trí quá liều isoniazid, việc đầu tiên là phải đảm bảo ngay duy trì hô hấp đầy đủ.

Co giật co thể xử trí bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc các barbiturat có thời gian tác dụng ngắn, kết hợp với pyridoxin hydroclorid.

Chống chỉ định:
Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Người suy gan nặng, viêm gan nặng.

Viêm đa dây thần kinh và người động kinh.

Tác dụng phụ:
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là rối loạn chức năng gan và nguy cơ này tăng lên theo tuổi người bệnh. Ngoài ra các tác dụng không mong muốn khác như pảhn ứng mẫn cảm và gây viêm thần kinh ngoại vi cũng thường xảy ra.

Thường gặp: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau vùng thượng vị, viêm gan (vàng da, vàng mắt, tăng transaminase), viêm dây thần kinh ngoại vi biểu hiện tê bì tay hoặc chân.

Ít gặp: giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu, viêm mạch, đau lưng, đau khớp, nổi ngứa rất thường gặp, co giật, thay đổi tính tình hoặc tâm thần.

Các tác dụng khác: mẫn cảm như ban da, methemoglobin huyết, bí đái, tăng cân, đau tại nơi tiêm.



Thận trọng:
Với người suy giảm chức năng thận nặng, có độ thanh thải, creatinin dưới 25 ml/phút, phải giảm liều isoniazid, đặc biệt là người chuyển hoá isoniazid chậm. Trong thời gian điều trị isoniazid mà uống rượu hoặc phối hợp với rifampicin thì có nguy cơ làm tăng độc tính với gan.

Tương tác thuốc:
Isoniazid ức chế chuyển hoá một số thuốc. Khi dùng kết hợp isoniazid với các thuốc nàu có thể làm tăng độc tính của thuốc phối hợp, nhất là các thuốc chữa động kinh. Các thuốc sau khi phối hợp với isoniazid pahỉ điều chỉnh liều: alfentanil, các chất chống đông máu dẫn chất coumarin hoặc dẫn chất indodion, các benzodiazepin, carbamazepin, theophylin, phenytoin, enfluran, disulfiram và các cycloserin.

Các tương tác khác: Dùng đồng thời isoniazid với rifampicin, acetaminophen hoặc rượu có thể làm tăng độc tính với gan, đặc biệt ở người có tiền sử suy gan.

Dùng đồng thời isoniazid với niridazol có thể làm tăng tác dụng không mong muốn đối với hệ thần kinh, như co giật và rối loạn tâm thần.

Isoniazid làm giảm nồng độ ketoconazol trong huyết thanh, vì vậy làm giảm nồng độ và tác dụng của isoniazid, đặc biệt ở những người bệnh chuyển hoá isoniazid nhanh.

Các thuốc kháng acid, đặc biệt muối nhôm làm giảm hấp thu isoniazid.Vì vậy hai thuốc này phải uống cách nhau ít nhất 1 giờ.

Dược lực:
Isoniazid là một trong những thuốc hoá học đầu tiên được chọn trong điều trị lao.

Dược động học:
- Hấp thu: Isoniazid hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường tiêu hoá và tiêm bắp. Sau khi uống liều 5 mg/kg thể trọng được 1-2 giờ thì đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 3-5 microgam/ml. Thức ăn làm chậm hấp thu và gảim sinh khả dụng của thuốc isoniazid.

- Phân bố: Isoniazid phân bố vào tất cả các cơ quan, các mô và dịch cơ thể. Thuốc thấm được vào hang lao, dễ dàng qua nhau thai và vào thai nhi.

- Chuyển hoá: Isoniazid chuyển hoá ở gan bằng phản ứng acetyl hoá, chủ yếu tạo thành acetylisoniazid và acid isonicotinic.

- Thải trừ: Xấp xỉ 75-95% thuốc thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng chất chuyển hoá không hoạt tính. Một lượng nhỏ thải qua phân. Thuốc có thể được loại khỏi máu bằng thẩm phân thận nhân tạo hay thẩm phân màng bụng.

Cách dùng:
Tốt nhất là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Có thể uống thuốc cùng với bữa ăn, nêu bị kích ứng đường tiêu hoá.

Phòng bệnh:

Trẻ em: uống 5 mg/kg/24 giờ, tối đa 300 mg/24 giờ, ngày một lần trong 6-12 tháng. iêm bắp, 10 mg/kg thể trọng, cho tới 300 mg mỗi ngày một lần.

Người lớn: uống 5 mg/kg/24 giờ (liều thường dùng là 300 mg/24 giờ). Dùng hàng ngày trong 6-12 tháng. Tiêp bắp 300 mg mỗi ngày một lần.

Điều trị:

Isoniazid bao giờ cũng phải phối hợp với các thuốc chống lao khác, như streptomycin , rifampicin , pyrazinamid và ethambutol theo các phác đồ điều trị quốc gia.

Liều điều trị thông thường ở người lớn và thiếu niên: uống 300 mg isoniazid mỗi ngày một lần, trong suốt thời gian điều trị, hoặc 10 mg/kg thể trọng, dùng hàng ngày hoặc mỗi tuần uống 2 hoặc 3 lần theo quy định của phác đồ điều trị.

Tiêm bắp , 5 mg/kg thể trọng, mỗi ngày một lần, trong suốt thời gian điều trị, hoặc mỗi tuần tiêm 2 hoặc 3 lần theo quy định của phác đồ điều trị.

Liều điều trị thông thường ở trẻ em: phối hợp với các thuốc chống lao khác. Uống10 mg/kg: 3 lần/tuần hoặc 15 mg/kg :2 lần/tuần. Tiêm bắp, 5 mg/kg thể trọng, cho tới 200 mg mỗi ngày một lần.

Mô tả:


Bảo quản:
Isoniazid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 độ, tốt nhất từ 15-30 độ C trong bao bì kín, tránh ánh sáng.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Isoniazid 100mg Isoniazid 100mgProduct description: Isoniazid 100mg : - Thể hoạt động lao phổi và ngoài phổi, Sơ nhiễm lao. - Nhiễm Mycobacterium không điển hình có nhạy cảm với thuốc.GTXí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng GT10729


Isoniazid 100mg


- The hoat dong lao phoi va ngoai phoi, So nhiem lao. - Nhiem Mycobacterium khong dien hinh co nhay cam voi thuoc.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212