Sulperazon 1g

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý:
Thành phần: Cefoperazone
Sulbactam
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Đơn trị liệu: Sulbactam/cefoperazone chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm sau đây:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới).
- Nhiễm khuẩn đường tiểu (trên và dưới).
- Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm màng não.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn xương khớp.
- Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu, và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác. Điều trị kết hợp: Do sulbactam/cefoperazone có phổ kháng khuẩn rộng nên chỉ cần sử dụng đơn thuần cũng có thể điều trị hữu hiệu hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sulbactam/cefoperazone có thể dùng kết hợp với những kháng sinh khác nếu cần. Khi kết hợp với aminoglycoside phải kiểm tra chức năng thận trong suốt đợt điều trị.

Chống chỉ định:
Không sử dụng ở những bệnh nhân đã biết có dị ứng với penicillin, sulbactam, cefoperazone hay nhóm kháng sinh cephalosporin.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Nói chung SBT/SPZ dung nạp tốt. Phần lớn các tác dụng ngoại ý thường là nhẹ hay trung bình và sẽ hết đi khi tiếp tục điều trị. Dữ liệu lâm sàng từ các nghiên cứu so sánh và không so sánh trên gần 2500 bệnh nhân quan sát thấy: Đường tiêu hóa: Cũng như các kháng sinh khác, phần lớn các tác dụng ngoại ý khi dùng SBT/SPZ thường là trên đường tiêu hoá. Phân lỏng hoặc tiêu chảy 3,9% tiếp theo sau là buồn nôn hay nôn 0,6%. Phản ứng da: giống như các penicillin và cephalosporin khác, tác dụng ngoại ý do tăng mẫn cảm là nổi sẩn đỏ 0,6% và mề đay 0,08%. Phản ứng dễ xảy ra ở người có tiền căn dị ứng, đặc biệt là dị ứng với penicillin. Huyết học: Bạch cầu trung tính có thể giảm nhẹ 0,4% (5/1131). Giống như những kháng sinh họ beta-lactam khác, khi điều trị lâu dài có thể bị giảm bạch cầu trung tính 0,5% (9/1696). Ở một số bệnh nhân, test Coombs dương tính khi điều trị bằng cephalosporin 5,5% (15/269). Có báo cáo giảm hemoglobin 0,9% (13/1416) và hematocrit 0,9% (13/1409) phù hợp với y văn khi điều trị bằng cephalosporin. Tăng bạch cầu ái toan 3,5% (40/1130) và giảm tiểu cầu máu 0,8% (11/1414) thoáng qua cũng có thể xảy ra. Giảm prothrombin máu cũng đã được báo cáo 3,8% (10/262). Các tác dụng ngoại ý khác: Nhức đầu 0,04%, sốt 0,5%, đau nơi tiêm 0,08% và rét run 0,04%. Bất thường xét nghiệm: Tăng tạm thời xét nghiệm chức năng gan SGOT 5,7% (94/1638), SGPT 6.2% (95/1529), phosphatase kiềm 2,4% (37/1518) và bilirubin 1,2% (12/1040). Phản ứng tại chỗ: SBT/SPZ dung nạp tốt khi dùng đường tiêm bắp. Hiếm khi bị đau tại chỗ. Giống như những penicillin và cephalosporin khác, tiêm truyền tĩnh mạch SBT/SPZ bằng catheter có thể gây viêm tĩnh mạch 0,1% ở tại vị trí tiêm truyền ở một vài bệnh nhân. Sau khi thuốc lưu hành, các tác dụng ngoại ý sau đây đã được báo cáo: Tổng quát: phản ứng phản vệ (gồm cả sốc), Tim mạch: tụt huyết áp, Tiêu hoá: viêm đại tràng màng giả, Huyết học: giảm bạch cầu, Da: ngứa, hội chứng Stevens Johnson, Tiết niệu: tiểu máu và Mạch máu: viêm mạch.

Chú ý đề phòng:
Tăng mẫn cảm: Các phản ứng quá mẫn (phản vệ) nghiêm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng beta-lactam hay cephalosporin. Các phản ứng này thường xảy ra nơi bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với nhiều loại kháng nguyên khác nhau. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn, nên ngưng thuốc và điều trị thích hợp. Khi xảy ra phản ứng phản vệ nặng, phải cấp cứu ngay bằng epinephrin. Nếu cần thiết, phải đồng thời hồi sức tích cực bằng oxy, steroid tiêm tĩnh mạch, thông đường thở kể cả đặt nội khí quản. Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan: Cefoperazone thải trừ chủ yếu qua dịch mật. Ở những bệnh nhân bị bệnh gan có hoặc không có tắc mật, thời gian bán hủy trong huyết thanh của cefoperazone kéo dài và thải trừ qua nước tiểu tăng. Ngay cả những bệnh nhân bị bệnh gan nặng, nồng độ điều trị của cefoperazone cũng đạt được trong dịch mật và thời gian bán hủy chỉ tăng 2 tới 4 lần. Ở những bệnh nhân bị tắc mật nặng, bệnh gan nặng, hoặc rối loạn chức năng thận đi kèm với một trong các tình trạng này thì phải điều chỉnh lại liều. Ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và suy thận cùng lúc, phải theo dõi nồng độ cefoperazone trong huyết tương và phải điều chỉnh liều nếu cần. Trong những trường hợp này, khi dùng liều quá 2 g một ngày phải theo dõi sát nồng độ trong huyết tương.

Liều lượng:
Nên cho thuốc mỗi 12 giờ với liều chia đều. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều SBT/CPZ loại tỉ lệ 1/1 đến 8g (tức 4g cefoperazone) một ngày. Bệnh nhân dùng loại tỷ lệ 1/1 có thể cần dùng thêm cefoperazone đơn thuần. Nên cho thuốc liều chia đều mỗi 12 giờ. Liều dùng tối đa khuyến cáo cho sulbactam là 4g một ngày. Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan: xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng. Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận: Liều dùng SBT/CPZ nên điều chỉnh ở bệnh nhân giảm chức năng thận rõ (thanh thải creatinin 80 mg/kg/ngày, nên dùng bổ sung thêm cefoperazone.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: SULBACTAM

Tên khác:


Thành phần:
Sulbactam sodium

Tác dụng:
Sulbactam là chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta latam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế sulbactam dùng phối hợp với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamse như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, Branhamella, Klebsiella, Neisseria, Proteus, các vi khuẩn kỵ khí Bacteroides, Acinobacter.

Chỉ định:
Sulbactam phối hợp duy nhất với ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, niệu đạo, mô mềm, ổ bụng...gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase.

Quá liều:


Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ:
Thường gặp: rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy.

Hiếm khi gặp buồn nôn, nôn, nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc.

Dị ứng: nổi mẩn đỏ, ngứa.

Thận trọng:


Tương tác thuốc:


Dược lực:
Sulbactam là kháng sinh nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế Beta -lactamase.

Dược động học:
Sulbactam hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đường tiêm. Thuốc khuyếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể.

Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Cách dùng:

Liều dùng cảu sulbactam được tính theo liều của ampicillin phối hợp với nó.

Mô tả:


Bảo quản:
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để thuốc ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Sulperazon 1g Sulperazon 1gProduct description: Sulperazon 1g : Đơn trị liệu: Sulbactam/cefoperazone chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm sau đây: - Nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới). - Nhiễm khuẩn đường tiểu (trên và dưới). - Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác. - Nhiễm khuẩn huyết. - Viêm màng não. - Nhiễm khuẩn da và mô mềm. - Nhiễm khuẩn xương khớp. - Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu, và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác. Điều trị kết hợp: Do sulbactam/cefoperazone có phổ kháng khuẩn rộng nên chỉ cần sử dụng đơn thuần cũng có thể điều trị hữu hiệu hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sulbactam/cefoperazone có thể dùng kết hợp với những kháng sinh khác nếu cần. Khi kết hợp với aminoglycoside phải kiểm tra chức năng thận trong suốt đợt điều trị.GT GT91255


Sulperazon 1g


Don tri lieu: Sulbactam/cefoperazone chi dinh trong nhung truong hop nhiem khuan do nhung vi khuan nhay cam sau day: - Nhiem khuan duong ho hap (tren va duoi). - Nhiem khuan duong tieu (tren va duoi). - Viem phuc mac, viem tui mat, viem duong mat va cac nhiem khuan trong o bung khac. - Nhiem khuan huyet. - Viem mang nao. - Nhiem khuan da va mo mem. - Nhiem khuan xuong khop. - Viem vung chau, viem noi mac tu cung, benh lau, va cac truong hop nhiem khuan sinh duc khac. Dieu tri ket hop: Do sulbactam/cefoperazone co pho khang khuan rong nen chi can su dung don thuan cung co the dieu tri huu hieu hau het cac truong hop nhiem khuan. Tuy nhien, sulbactam/cefoperazone co the dung ket hop voi nhung khang sinh khac neu can. Khi ket hop voi aminoglycoside phai kiem tra chuc nang than trong suot dot dieu tri.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212