Chỉ định:
Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, và những tình trạng cần giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid. Phòng ngừa xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân có tình trạng loét trầm trọng, phòng ngừa xuất huyết tái phát ở bệnh nhân bị chảy màu vết loét dạ dày và trước khi gây mê toàn thân ở bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh hít acid (hội chứng Mendelson), nhất là sản phụ đang chuyển dạ.
Chống chỉ định:
Quá mẫn đã biết với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Người lớn (kể cả người già): Có thể tiêm tĩnh mạch chậm (trong thời gian trên 2 phút) với liều 50 mg, sau khi pha loãng thành 20 ml, có thể lặp lại liều này mỗi 6 – 8 giờ, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch gián đoạn với tốc độ 25 mg/giờ trong 2 giờ; có thể lặp lại việc tiêm truyền sau khoảng 6
- 8 giờ, hoặc tiêm bắp 50 mg (2 ml) mỗi 6
- 8 giờ. Trong việc phòng xuất huyết do loét ở bệnh nhân bệnh nặng hay phòng tái xuất huyết ở bệnh nhân chảy máu do loét dạ dày, việc tiêm truyền có thể tiếp tục đến khi có thể dùng qua đường uống. Các bệnh nhân vẫn còn nguy cơ có thể dùng dạng uống sau đó. Trong việc phòng xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân bệnh nặng, khởi đầu với liều 50 mg tiêm truyền tĩnh mạch chậm, sau đó có thể lựa chọn tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,125 – 0,250 mg/kg/giờ. Ở bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh hít acid tiến triển, có thể sử dụng liều 50 mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 45
- 60 phút trước khi gây mê tổng quát.
Chú ý đề phòng:
Điều trị với thuốc kháng histamin H2 có thể che dấu những triệu chứng liên quan đến ung thư biểu mô dạ dày và do đó có thể làm cản trở việc chẩn đoán bệnh. Do đó, khi có nghi ngờ phải loại trừ khả năng loét ác tính trước khi sử dụng Dudine. Ranitidin được thải trừ qua thận do đó nồng độ thuốc trong huyết tương tăng ở những bệnh nhân suy chức năng thận. Do đó, đề nghị liều 25 mg cho những bệnh nhân này. Hiếm có báo cáo về tình trạng nhịp tim chậm khi tiêm nhanh Dudine, và thường là ở những bệnh nhân có những yếu tố về rối loạn nhịp tim. Không nên tăng tốc độ tiêm. Đã có báo cáo về việc tiêm tĩnh mạch thuốc đối kháng thụ thể H2 với liều cao hơn liều đề nghị có liên quan với việc tăng men gan khi điều trị trong thời gian trên 5 ngày. Dù hiếm có báo cáo lâm sàng về rối loạn chuyển hoá porphyrin từng hồi cấp tính liên quan với việc sử dụng Dudine, nên tránh sử dụng ranitidin cho những bệnh nhân có tiền sử về rối loạn chuyển hoá porphyrin.
Liều lượng:
Người lớn (kể cả người già): Có thể tiêm tĩnh mạch chậm (trong thời gian trên 2 phút) với liều 50 mg, sau khi pha loãng thành 20 ml, có thể lặp lại liều này mỗi 6 – 8 giờ, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch gián đoạn với tốc độ 25 mg/giờ trong 2 giờ; có thể lặp lại việc tiêm truyền sau khoảng 6
- 8 giờ, hoặc tiêm bắp 50 mg (2 ml) mỗi 6
- 8 giờ. Trong việc phòng xuất huyết do loét ở bệnh nhân bệnh nặng hay phòng tái xuất huyết ở bệnh nhân chảy máu do loét dạ dày, việc tiêm truyền có thể tiếp tục đến khi có thể dùng qua đường uống. Các bệnh nhân vẫn còn nguy cơ có thể dùng dạng uống sau đó. Trong việc phòng xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân bệnh nặng, khởi đầu với liều 50 mg tiêm truyền tĩnh mạch chậm, sau đó có thể lựa chọn tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,125 – 0,250 mg/kg/giờ. Ở bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh hít acid tiến triển, có thể sử dụng liều 50 mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 45
- 60 phút trước khi gây mê tổng quát.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng