Chỉ định:
Histac tiêm được chỉ định điều trị những trường hợp loét tá tràng, loét dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản trào ngược và loét do stress, hội chứng ruột ngắn (miệng nối), điều trị và dự phòng chảy máu thứ phát đường tiêu hoá trên do loét dạ dày, loét tá tràng hoặc viêm dạ dày xuất huyết trước khi gây mê để dự phòng viêm phổi do hít acid, đặc biệt ở các bệnh nhân sản khoa.
Chống chỉ định:
Chống chỉ định cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Tác dụng phụ của ranitidine thường hiếm gặp (< 1%) và nhẹ. Đau tạm thời ở vị trí tiêm bắp và cảm giác nóng bỏng hoặc ngứa tại chỗ tạm thời khi tiêm tĩnh mạch. Các tác dụng phụ do dùng ranitidine gồm có : Hệ tim mạch : Nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất và ngưng tim hiếm khi xảy ra. Hệ thần kinh trung ương : Hiếm khi xảy ra khó chịu, choáng váng, ngủ gà, mất ngủ, chóng mặt, trầm cảm, lú lẫn, kích động, ảo giác và nhức đầu dữ dội. Những triệu chứng này gặp nhiều hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và người suy thận. Hệ tiêu hóa : Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng, hiếm khi có viêm tụy. Mắt : Nhìn mờ. Cơ xương : Hiếm khi có đau khớp và đau cơ. Da : Phát ban do viêm mạch máu, hồng ban đa dạng ở mức độ nhẹ. Huyết học : Hiếm gặp và có hồi phục giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Quá mẫn cảm : Nổi mề đay, phù thần kinh mạch, sốt, co thắt phế quản, hạ huyết áp và sốc phản vệ đã được báo cáo.
Chú ý đề phòng:
Đáp ứng về triệu chứng đối với ranitidine không ngăn ngừa được ung thư ác tính dạ dày. Nên loại trừ khả năng ác tính ở bệnh nhân mới được chẩn đoán loét dạ dày. Trong trường hợp xơ gan nặng và suy thận nặng, cần phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ. Cần giảm liều ranitidine ở bệnh nhân suy thận hay suy gan.
Liều lượng:
Người lớn : Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày, tăng tiết acid, chảy máu niêm mạc do stress : 1 ống (50 mg) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, nhắc lại liều này sau 6-8 giờ. Phòng ngừa hội chứng hít phải acid : 1 ống (50 mg) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 giờ trước khi gây mê. Liều tiêm tĩnh mạch nên được pha loãng đến tổng thể tích là 20 ml bằng dung dịch tiêm tĩnh mạch tương thích (natri chloride 0,9%) và tiêm trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút. Cần giảm liều ở bệnh nhân suy chức năng thận nặng. Truyền tĩnh mạch : truyền 50 mg sau mỗi 6-8 giờ pha loãng trong 100 ml dung dịch natri chloride 0,9% và thời gian truyền là 15-20 phút. Trẻ em : Loét tá tràng hoặc loét dạ dày : truyền tĩnh mạch 2-4mg/kg/ngày, pha loãng với dung dịch natri chloride 0,9% và truyền trong 15-20 phút. Trào ngược dạ dày-thực quản : 2-8mg/kg truyền tĩnh mạch, pha loãng với dung dịch natri chloride 0,9% trong 15-20 phút x 3 lần/ngày. Dạng uống : Loét tá tràng hay loét dạ dày : 150 mg uống 2 lần mỗi ngày uống ít nhất 4 tuần , liều duy trì là 150 mg 2 lần mỗi ngày lúc đi ngủ. Điều trị dự phòng loét tá tràng : 150 mg uống 2 lần mỗi ngày trong thời gian dùng kháng viêm non-steroid. Trào ngược dạ dày
- thực quản : 150 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Hội chứng Zollinger Ellison : khởi đầu dùng liều 150 mg uống 2 lần hay 3 lần mỗi ngày. Liều tối đa có thể lên đến 6 gram mỗi ngày. Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa do stress ở bệnh nhân bệnh nặng, phòng ngừa xuất huyết tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày xuất huyết : uống 150 mg x 2 lần mỗi ngày.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng