Medoride 2mg

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý: Thuốc chống ung thư...
Thành phần: Glimepiride 2mg
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Tran Bong Son
Biên tập viên: Trang Pham
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Ðái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin ở người lớn, khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát thỏa đáng được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân nặng đơn thuần.

Chống chỉ định:

- Ðái tháo đường type 1 phụ thuộc insulin, thí dụ đái tháo đường với tiền sử bị nhiễm keto-acid.
- Nhiễm keto-acid do đái tháo đường.
- Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng: nên chuyển sang insulin.
- Suy gan nặng: nên chuyển sang insulin.
- Quá mẫn với glimepiride.
- Quá mẫn với các sulfonylurea khác.
- Quá mẫn với các sulfamide khác.
- Quá mẫn với bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Có thai hoặc dự định có thai: nên chuyển sang insulin.
- Cho con bú: nên chuyển sang insulin hoặc ngưng cho con bú.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Hạ đường huyết:
- Triệu chứng: nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ, bứt rứt, gây gổ, giảm tập trung, giảm linh hoạt, giảm phản ứng, trầm cảm, lẫn, rối loạn lời nói, mất ngôn ngữ, rối loạn thị giác, run, liệt nhẹ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, hết hơi sức, mất tự chủ, nói sảng, co giật, ngủ gà và mất tri giác đi đến hôn mê, thở cạn và nhịp tim chậm.
- Ngoài ra có thể có các triệu chứng điều hòa đối giao cảm như toát mồ hôi, da ẩm lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, hồi hộp, đau thắt ngực, và loạn nhịp tim.
- Bệnh cảnh lâm sàng của cơn hạ đường huyết nặng có thể giống như một cơn đột quỵ. Mắt: Ðặc biệt khi bắt đầu trị liệu, có rối loạn thị giác tạm thời do thay đổi mức độ đường huyết. Ðường tiêu hóa:
- Ðôi khi có buồn nôn, nôn, cảm giác tức hay đầy vùng thượng vị, đau bụng và tiêu chảy và hiếm khi phải dừng điều trị.
- Trong các trường hợp riêng lẻ, có thể có tăng men gan và có thể có suy giảm chức năng gan. Huyết học:
- Hiếm: giảm tiểu cầu nhẹ hay nặng.
- Trong các trường hợp riêng lẻ: thiếu máu tán huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm 3 dòng. Nói chung các tác dụng này sẽ biến mất khi ngừng thuốc. Các phản ứng phụ khác:
- Thỉnh thoảng: phản ứng dị ứng hay giả dị ứng thí dụ ngứa, mề đay hay mẩn đỏ. Căn cứ vào sự hiểu biết về các sulfonylurea khác, các triệu chứng dị ứng nhẹ như trên có thể phát triển thành các phản ứng trầm trọng với khó thở và tụt huyết áp, đôi khi đưa đến sốc. Do đó, khi có mề đay, phải báo ngay bác sĩ.
- Trong vài trường hợp riêng lẻ, có thể có giảm nồng độ natri trong huyết tương.
- Căn cứ vào các hiểu biết về các sulfonylurea khác, có thể xảy ra viêm mạch máu dị ứng hay da nhạy cảm với ánh sáng.

Chú ý đề phòng:
Các dấu hiệu lâm sàng của tăng đường huyết: tiểu nhiều lần, khát nước dữ dội, khô miệng, da khô.
- Trong những trường hợp bệnh nhân bị stress (thí dụ: chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng, sốt), sự điều hòa đường huyết có thể bị suy giảm, có thể cần phải chuyển tạm thời qua insulin. Thận trọng lúc dùng:
- Trong các tuần lễ khi mới bắt đầu điều trị, có thể xảy ra hạ đường huyết. Cần phải theo dõi sát.
- Ðể đạt được mục tiêu trị liệu là kiểm soát đường huyết một cách tối ưu, bệnh nhân phải áp dụng đều đặn và đúng đắn chế độ ăn, tập thể dục, giảm cân nặng nếu cần cũng như uống thuốc.
- Trong khi điều trị, phải đo đều đặn đường huyết và đường niệu. Ngoài ra, cũng nên đo cả glycated haemoglobin định kỳ.
- Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ cần phải giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân. Bác sĩ và bệnh nhân phải chú ý đến nguy cơ hạ đường huyết. Các yếu tố đưa đến nguy cơ hạ đường huyết:
- Bệnh nhân không hợp tác tốt.
- Thiếu dinh dưỡng, ăn uống thất thường.
- Mất cân bằng giữa hoạt động thể lực và lượng carbohydrate ăn vào.
- Thay đổi chế độ ăn.
- Uống rượu, nhất là khi kèm với việc bỏ các bữa ăn.
- Suy chức năng thận.
- Rối loạn trầm trọng chức năng gan.
- Quá liều glimepiride.
- Rối loạn mất bù của hệ nội tiết ảnh hưởng đến biến dưỡng carbohydrate hay phản ứng điều chỉnh ngược của hạ đường huyết (thí dụ trong một số rối loạn chức năng tuyến giáp và trong suy tuyến yên trước hay vỏ thượng thận).
- Rùng chung với một số thuốc khác (xem phần Tương tác thuốc).
- Điều trị không có chỉ định. Hạ đường huyết:
- Hạ đường huyết gần như luôn luôn kiểm soát được bằng cách ăn ngay đường hay uống các thức uống có đường. Bệnh nhân phải luôn luôn mang theo người ít nhất 20g đường. Ðường nhân tạo không có tác dụng điều trị hạ đường huyết.
- Sau đó phải theo dõi bệnh nhân sát vì có thể bị tái phát.
- Nếu bị hạ đường huyết nặng, phải báo bác sĩ và đôi khi phải nhập viện.
- Trong trường hợp một bệnh nhân tiểu đường được điều trị một bệnh khác do bác sĩ khác, phải báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh tiểu đường của mình cùng với trị liệu trước đó. Lái xe hoặc vận hành máy móc: Trong các cơn hạ hoặc tăng đường huyết, nhất là khi khởi đầu hay thay đổi trị liệu hoặc khi không dùng glimepiride đều đặn, sự linh hoạt và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm. Ðiều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

Liều lượng:

- Khởi đầu: 1mg x 1 lần/ngày.
- Sau đó nếu cần, tăng liều từ từ: mỗi nấc phải cách quãng 1-2 tuần theo thang liều sau đây: 1mg-2mg-3mg-4mg-6mg(-8mg). Giới hạn liều ở các bệnh nhân được kiểm soát tốt đường huyết: Thường liều dùng của các bệnh nhân này trong khoảng 1-4mg. Các liều hàng ngày trên 6mg chỉ có hiệu quả ở một số bệnh nhân. Giờ giấc dùng thuốc và cách phân liều:
- Giờ giấc dùng thuốc và cách phân liều phải do bác sĩ quyết định căn cứ trên sinh hoạt của bệnh nhân.
- Bình thường một lần trong ngày là đủ.
- Uống thuốc trước bữa ăn sáng hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
- Ðiều quan trọng là không được bỏ bữa ăn sau khi đã uống thuốc. Ðiều chỉnh liều: Cần phải điều chỉnh liều trong các trường hợp sau:
- Do độ nhạy đối với insulin cải thiện khi bệnh được kiểm soát, nhu cầu đối với glimepiride có thể giảm khi điều trị một thời gian. Ðể tránh bị hạ đường huyết, cần phải chú ý giảm liều hoặc ngưng thuốc đúng lúc.
- Cân nặng của bệnh nhân thay đổi.
- Sinh hoạt của bệnh nhân thay đổi.
- Các yếu tố có thể gây tăng độ nhạy đối với hạ hay tăng đường huyết.

Bảo quản:






+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Medoride 2mg Medoride 2mgProduct description: Medoride 2mg : Ðái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin ở người lớn, khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát thỏa đáng được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân nặng đơn thuần.GT GT89226


Medoride 2mg


Ðai thao duong type 2 khong phu thuoc insulin o nguoi lon, khi nong do duong huyet khong the kiem soat thoa dang duoc bang che do an kieng, tap the duc va giam can nang don thuan.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212