Onglyza 5mg

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý: Thuốc chống ung thư...
Thành phần: Saxagliptin.
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Tran Bong Son
Biên tập viên: Trang Pham
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Trị liệu hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và luyện tập ở bệnh nhân tuổi trưởng thành bị đái tháo đường týp 2 với nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.

Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với ONGLYZA như phản ứng phản vệ, phù mạch hoặc các tình trạng da tróc vảy.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiểu, nhức đầu, giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, hạ glucose máu. Khi phối hợp Metformin: Nhức đầu, viêm mũi-hầu.

Chú ý đề phòng:
Đái tháo đường týp 1, nhiễm keto-acid do đái tháo đường: không nên sử dụng. Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu và triệu chứng viêm tụy. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nghi ngờ phản ứng quá mẫn nặng (phản ứng phản vệ, phù mạch, các tình trạng da tróc vảy): ngưng sử dụng. Bệnh nhân có tiền sử phù mạch với chất ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP4). Phụ nữ có thai/cho con bú. Lái xe/vận hành máy.

Liều lượng:
2.5 mg hay 5 mg, 1 lần/ngày. Suy thận trung bình-nặng, suy thận giai đoạn cuối phải thẩm phân máu (sử dụng sau khi thẩm phân): 2.5 mg x 1 lần/ngày. Liều 2.5 mg x 1 lần/ngày khi sử dụng cùng lúc thuốc ức chế mạnh cytochrome P450 3A4/5 (CYP3A4/5). Sử dụng liều thấp thuốc kích thích tiết insulin hoặc insulin để hạn chế tối đa nguy cơ hạ glucose máu khi sử dụng phối hợp Onglyza.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: SAXAGLIPTIN

Tên khác:


Thành phần:
Saxagliptin

Tác dụng:
Nồng độ của các hormone incretin như GLP-1 (glucagon-like peptide-1) và GIP (glucose-dependent insulinotropic polypeptide) được tăng phóng thích từ ruột non vào máu khi có đáp ứng với thức ăn. Những hormone này gây phóng thích insulin từ tế bào beta của tuyến tụy theo phương cách tùy thuộc vào nồng độ glucose, nhưng sẽ bị bất hoạt bởi enzyme DPP4 trong vòng vài phút. GLP-1 cũng làm giảm lượng glucagon tiết ra từ tế bào alpha của tuyến tụy, làm giảm sự tổng hợp glucose ở gan. Ở bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2, nồng độ GLP-1 giảm nhưng đáp ứng của insulin với GLP-1 vẫn không thay đổi. Saxagliptin là thuốc ức chế cạnh tranh DPP4 gây giảm sự bất hoạt của hormone incretin, vì thế làm tăng nồng độ của các hormone này trong máu và làm giảm nồng độ glucose lúc đói và sau bữa ăn theo cách lệ thuộc vào lượng glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Chỉ định:
Đơn trị liệu hoặc trị liệu phối hợp

Quá liều:


Chống chỉ định:
Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ thành phần tá dược nào.

Tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với thuốc như phản ứng phản vệ, phù mạch hoặc các tình trạng da tróc vảy.

Tác dụng phụ:
Do các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành dưới những điều kiện khác nhau nên tỷ lệ các tác dụng không mong muốn ghi nhận được trong các thử nghiệm lâm sàng trên 1 thuốc không thể dùng để so sánh trực tiếp với tỷ lệ xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng của một thuốc khác, và vì thế không phản ánh được tỷ lệ xuất hiện trong thực tế điều trị.

Đơn trị liệu và trị liệu phối hợp bổ sung

2 thử nghiệm đơn trị liệu có đối chứng với giả dược (placebo), kéo dài trong 24 tuần trong đó các bệnh nhân được điều trị với Thuốc 2,5 mg mỗi ngày, Thuốc 5 mg mỗi ngày và giả dược (placebo). 3 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với giả dược (placebo) khác kéo dài trong 24 tuần, sử dụng chế độ trị liệu phối hợp bổ sung: 1 thử nghiệm trên metformin, 1 thử nghiệm trên 1 thuốc nhóm thiazolidinedione (pioglitazone hay rosiglitazone), và 1 thử nghiệm với glyburide. Trong 3 thử nghiệm này, các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm trị liệu phối hợp bổ sung với Thuốc 2,5 mg mỗi ngày, Thuốc 5 mg mỗi ngày, hoặc giả dược (placebo). Một nhóm khác được điều trị bằng saxagliptin 10 mg cũng được thực hiện trong 1 thử nghiệm đơn trị liệu và trị liệu phối hợp bổ sung với metformin.

Trong phân tích gộp trên dữ liệu trong 24 tuần điều trị (bất kể mức giảm lượng glucose trong máu) từ 2 thử nghiệm đơn trị liệu, thử nghiệm phối hợp bổ sung với metformin, thử nghiệm phối hợp bổ sung với thiazolidinedione và thử nghiệm phối hợp bổ sung với glyburide, tỷ lệ tổng thể các biến cố ngoại ý xảy ra ở các bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg và 5 mg là tương tự với bệnh nhân sử dụng giả dược (placebo) (tương ứng là 72,0% và 72,2% so với 70,6%). Ngưng trị liệu do biến cố ngoại ý xảy ra trên 2,2% bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg, 3,3% ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 5 mg và 1,8% ở bệnh nhân sử dụng giả dược (placebo). Biến cố ngoại ý thường gặp nhất (được ghi nhận trên tối thiểu 2 bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg hoặc tối thiểu 2 bệnh nhân sử dụng Thuốc 5 mg) liên quan đến việc phải ngưng trị liệu sớm là giảm bạch cầu lympho (0,1% và 0,5% so với 0% ở bệnh nhân sử dụng giả dược (placebo)), nổi mẫn (0,2% và 0,3% so với 0,3%), tăng creatinine trong máu (0,3% và 0% so với 0%), tăng creatine phosphokinase trong máu (0,1% và 0,2% so với 0%). Bảng 11 trình bày các phản ứng không mong muốn trong phân tích này (không xét đến quan hệ nhân quả theo đánh giá của nghiên cứu viên) xảy ra với tỷ lệ ≥5% ở bệnh nhân được điều trị với Thuốc 5 mg, và xuất hiện với mức độ thường xuyên hơn so với bệnh nhân sử dụng giả dược (placebo).



Hạ glucose trong máu

Tác dụng không mong muốn gây hạ glucose máu được thu thập qua tất cả các báo cáo về hạ glucose máu. Một số bệnh nhân không được yêu cầu đo chỉ số glucose máu cùng lúc hoặc chỉ số đo được vẫn trong giới hạn bình thường. Vì vậy, không thể xác định rõ các báo cáo này có phản ánh đúng về hạ glucose trong máu hay không.

Trong thử nghiệm phối hợp bổ sung với glyburide, tỷ lệ chung các trường hợp hạ glucose trong máu xảy ra cao hơn ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg và Thuốc 5 mg (13,3% và 14,6%) so với giả dược (10,1%). Trong nghiên cứu này, tần suất các trường hợp hạ glucose trong máu được chẩn đoán xác định qua các triệu chứng hạ glucose kèm theo xét nghiệm glucose bằng máu ở đầu ngón tay ≤50 mg/dL, là 2,4% đối với Thuốc 2,5 mg và 0,8% đối với Thuốc 5 mg so với 0,7% đối với giả dược (Xem mục Chú ý đề phòng). Tần suất xảy ra hạ glucose trong máu khi sử dụng chế độ đơn trị là 4,0% đối với bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg, 5,6% đối với Thuốc 5 mg so với 4,1% đối với giả dược; trong trị liệu phối hợp bổ sung với metformin là 7,8% đối với Thuốc 2,5 mg, 5,8% đối với Thuốc 5 mg so với 5% đối với giả dược; trong trị liệu phối hợp bổ sung với thiazolidindione là 4,1% đối với Thuốc 2,5 mg, 2,7% đối với Thuốc 5 mg so với 3,8% đối với giả dược; trong trị liệu cho đối tượng chưa từng được điều trị là 3,4% ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 5 mg + metformin và 4,0% ở bệnh nhân chỉ sử dụng metformin.

Trong nghiên cứu có kiểm soát, so sánh liệu pháp điều trị phối hợp Thuốc 5mg với điều trị phối hợp glipiride trên bệnh nhân chưa kiểm soát đường huyết tốt với metformin đơn trị, tỷ lệ hạ glucose máu được ghi nhận ở nhóm sử dụng Thuốc 5mg là 3% (19 biến cố trong 13 bệnh nhân) và ở nhóm sử dụng glipizide là 36,3% (750 biến cố trong 156 bệnh nhân). Hạ glucose máu được chẩn đoán xác định qua các triệu chứng hạ glucose kèm theo xét nghiệm glucose ở đầu ngón tay ≤50 mg/dL không quan sát thấy ở nhóm bệnh nhân điều trị Thuốc và xảy ra ở 35 bệnh nhân (8,1%) (p < 0.0001) điều trị glipiride.

Trong 12 tuần điều trị cho bệnh nhân suy thận trung bình, suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), tỷ lệ chung các trường hợp hạ glucose máu được ghi nhận là 20% ở bệnh nhân điều trị Thuốc 2,5mg và 22% ở bệnh nhân điều trị giả dược. 4 bệnh nhân điều trị Thuốc (4,7%) và 3 bệnh nhân điều trị giả dược (3,5%) đã được ghi nhận là có ít nhất một lần hạ glucose máu được chẩn đoán xác định qua các triệu chứng hạ glucose kèm theo xét nghiệm glucose ở đầu ngón tay ≤50 mg/dL.

Trong thử nghiệm phối hợp bổ sung với insulin, tỷ lệ chung các trường hợp hạ glucose trong máu được ghi nhận là 18,4% đối với Thuốc 5 mg và 19,9% đối với giả dược. Tuy nhiên, tần suất các trường hợp hạ glucose trong máu có triệu chứng được chẩn đoán xác định (có kèm theo xét nghiệm glucose bằng máu ở đầu ngón tay ≤50 mg/dL) cao hơn ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 5 mg (5,3%) so với giả dược (3,3%) (Xem mục Chú ý đề phòng).

Phản ứng quá mẫn

Trong phân tích gộp của 5 thử nghiệm kéo dài 24 tuần, các biến cố liên quan đến quá mẫn như nổi mề đay, phù ở mặt được ghi nhận xảy ra với tỷ lệ là 1,5% ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 2,5 mg, 1,5% ở bệnh nhân sử dụng Thuốc 5 mg và 0,4% ở bệnh nhân sử dụng giả dược. Không có bất kỳ trường hợp sử dụng Thuốc nào phải nhập viện hoặc xảy ra với mức độ gây nguy hiểm đến tính mạng. Có 1 bệnh nhân được điều trị với saxagliptin ngưng sử dụng thuốc do nổi mề đay toàn thân và phù ở mặt.

Nhiễm khuẩn

dữ liệu nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, không mù của saxagliptin cho đến nay đã ghi nhận có 6 báo cáo nhiễm bệnh lao (chiếm 0,12%) trong số 4959 bệnh nhân điều trị với saxagliptin (chiếm 1,1 trên 1000 bệnh nhân-năm) so với không có báo cáo nhiễm bệnh lao nào trong số 2868 bệnh nhân điều trị với nhóm chứng. Hai trong số sáu trường hợp được xác định bằng xét nghiệm. Các trường hợp còn lại có thông tin hạn chế hoặc chẩn đoán sơ bộ nhiễm lao. Không có trường hợp nào trong sáu trường hợp bệnh xảy ra ở Mỹ hay Tây Âu. Một trường hợp bệnh xảy ra ở Canada trên bệnh nhân gốc Indonesia và gần đây có đến du lịch Indonesia. Thời gian điều trị với saxagliptin cho đến khi có báo cáo nhiễm bệnh lao biến thiên từ 144 đến 929 ngày. Chỉ số bạch cầu lympho sau khi điều trị phù hợp với dãy chỉ số tham khảo ở 4 ca bệnh. Một bệnh nhân có giảm bạch cầu lympho trước khi bắt đầu điều trị với saxagliptin vẫn trong tình trạng ổn định suốt quá trình điều trị bằng saxagliptin. Bệnh nhân cuối cùng có số lượng bạch cầu lympho được phân lập thấp dưới mức bình thường khoảng 4 tháng trước khi báo cáo nhiễm bệnh lao. Không có báo cáo tự phát về mối liên quan giữa nhiễm bệnh lao và việc sử dụng saxagliptin. Nguyên nhân nhiễm lao chưa được xác định và cho đến nay có rất ít trường hợp bệnh để xác định liệu có mối liên quan giữa sử dụng saxagliptin và nhiễm bệnh lao. Trong dữ liệu nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, không mù cho đến nay đã ghi nhận có một trường hợp nhiễm khuẩn cơ hội ở bệnh nhân điều trị bằng saxagliptin, tiến triển đến tử vong do nhiễm khuẩn huyết nghi do nhiễm salmonella từ thức ăn sau gần 600 ngày điều trị với saxagliptin. Không có báo cáo tự phát về nhiễm khuẩn cơ hội có liên quan đến sử dụng thuốc saxagliptin.

Sinh hiệu

Không có sự thay đổi có ý nghĩa lâm sàng về các sinh hiệu được ghi nhận trên các bệnh nhân được điều trị với Thuốc.

Thận trọng:
Lúc có thai và lúc nuôi con bú

• Phụ nữ có thai

Chưa có đủ các nghiên cứu có đối chứng về việc sử dụng saxagliptin trên phụ nữ đang mang thai. Do các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không thể luôn luôn dùng để tiên đoán đáp ứng xảy ra trên người, vì thế không nên sử dụng Thuốc và các thuốc trị đái tháo đường khác trong khi đang mang thai trừ khi thật sự cần thiết.

Saxagliptin không gây quái thai ở bất kỳ liều lượng khảo sát nào trên chuột cống và thỏ đang mang thai. Trên chuột cống, saxagliptin liều 240 mg/kg (xấp xỉ 1503 lần nồng độ saxagliptin ở người và 66 lần nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính ở người khi sử dụng liều tối đa 5 mg) làm giảm quá trình cốt hóa (làm chậm phát triển) xương chậu bào thai. Độc tính xảy ra trên chuột mẹ và giảm trọng lượng bào thai ghi nhận được ở liều cao gấp 7986 lần (saxagliptin) và cao gấp 328 lần (chất chuyển hóa có hoạt tính) khi sử dụng liều tối đa cho người. Trên thỏ, chỉ ghi nhận được các thay đổi nhỏ của bộ xương ở liều gây độc tính trên thỏ mẹ 200 mg/kg (xấp xỉ gấp 1432 lần nồng độ saxagliptin và cao gấp 992 lần nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính khi sử dụng theo liều khuyến cáo tối đa ở người).

Sử dụng phối hợp saxagliptin và metformin cho chuột cống và thỏ đang mang thai trong suốt giai đoạn thành lập cơ quan, không phát hiện gây chết phôi thai hay quái thai khi khảo sát ở liều mà nồng độ toàn thân đạt được (AUC) ở chuột cống lên đến 100 và gấp 10 lần liều tối đa khuyến cáo ở người (MRHD; saxagliptin 5 mg và metformin 2000 mg); nồng độ toàn thân đạt được ở thỏ lên đến 249 và gấp 1,1 lần liều tối đa khuyến cáo ở người. Trên chuột cống, sự tiến triển của độc tính thứ yếu được giới hạn ở mức tỷ lệ tăng của đường cong; độc tính thai kỳ được giới hạn ở mức tỷ lệ giảm trọng lượng từ 11% đến 17% trong tiến trình nghiên cứu và liên quan đến sự giảm thực phẩm trong thai kỳ. Trên thỏ, có xuất hiện tình trạng dung nạp kém dạng thuốc phối hợp ở một phân nhóm các thỏ mẹ (12 con trong số 30 con), kết quả là dẫn đến tử vong, hấp hối hoặc sẩy thai. Tuy nhiên, trong số các thỏ mẹ sống sót của lứa đẻ đánh giá, độc tính thai kỳ được giới hạn ở mức biên độ giảm của trọng lượng cơ thể từ ngày 21 đến ngày 29 của thai kỳ. Và độc tính tiến triển ở các lứa đẻ này được giới hạn ở mức giảm trọng lượng thai nhi 7% và một tỷ lệ thấp chậm cốt hóa ở móng của thai nhi.

Khi sử dụng saxagliptin trên chuột cống cái từ ngày thứ 6 trong thời gian mang thai cho đến ngày 20 trong thời kỳ cho bú, trọng lượng của chuột con (đực và cái) chỉ giảm ở liều gây độc tính cho chuột mẹ (nồng độ saxagliptin cao gấp ≥1629 và nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính cao gấp 53 lần so với liều tối đa sử dụng ở người). Không có độc tính trên chức năng và hành vi xảy ra trên chuột con sử dụng saxagliptin ở bất kỳ liều nào.

Saxagliptin qua được nhau thai và vào bào thai theo liều sử dụng trên chuột mẹ đang mang thai.

• Phụ nữ đang cho con bú

Saxagliptin được bài tiết trong sữa ở chuột đang cho con bú với tỷ lệ khoảng 1:1 so với nồng độ trong huyết tương. Chưa xác định được saxagliptin có bài tiết trong sữa mẹ ở người hay không. Do rất nhiều thuốc bài tiết trong sữa mẹ, cần thận trọng khi sử dụng Thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc:
Các thuốc ức chế mạnh enzyme CYP3A4/5

Ketoconazole làm tăng có ý nghĩa nồng độ và thời gian tiếp xúc với saxagliptin. Sự gia tăng nồng độ của saxagliptin trong huyết tương cũng xảy ra khi sử dụng đồng thời các thuốc ức chế mạnh CYP3A4/5 (ví dụ như atazanavir, clarithromycin, indinavir, itraconazole, nefazodone, nelfinavir, ritonavir, saquinavir và telithromycin).



Liều của Thuốc nên hạn chế ở mức 2,5 mg khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4/5.

Dược lực:
Ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2, sử dụng thuốc sẽ ức chế hoạt tính enzyme DPP-4 trong 24 giờ. Sau khi sử dụng nghiệm pháp glucose qua đường uống hoặc sau bữa ăn, sự ức chế DPP-4 sẽ làm tăng 2-3 lần nồng độ hormone GLP-1 và GIP có hoạt tính trong máu, làm giảm nồng độ glucagon và tăng sự phóng thích insulin lệ thuộc glucose từ tế bào beta của tuyến tụy. Sự tăng nồng độ insulin và giảm nồng độ glucagons có liên quan đến việc làm giảm nồng độ glucose lúc đói và giảm glucose sau khi uống glucose hay sau bữa ăn.



Sinh lý điện tim



Trong 1 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, ngẫu nhiên, mù đôi, chéo 4, sử dụng thuốc đối chứng là moxifloxacin trên 40 đối tượng khỏe mạnh, Saxagliptin không gây thay đổi có ý nghĩa lâm sàng trên sự kéo dài khoảng QTc hay nhịp tim ở liều lên đến 40 mg/ngày (gấp 8 lần liều tối đa khuyến cáo sử dụng).



Dược động học:
Dược động học của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính, 5-hydroxy saxagliptin là tương tự nhau giữa đối tượng tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Cmax và AUC của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính tăng tỉ lệ theo liều lượng saxagliptin sử dụng trong khoảng liều từ 2,5 mg đến 400 mg. Sau khi uống 5 mg liều đơn saxagliptin ở người tình nguyện khỏe mạnh, trị số AUC trung bình trong huyết tương của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó lần lượt là 78 ng.giờ/ml và 214 ng.giờ/ml. Trị số Cmax trong huyết tương tương ứng là 24 ng/ml và 47 ng/ml. Hệ số biến thiên nội cá thể trung bình (% CV) về Cmax và AUC của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó là dưới 25%.

Không có sự tích lũy saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó được ghi nhận khi sử dụng lặp lại các liều 1 lần/ngày ở bất kỳ liều lượng nào. Không có sự lệ thuộc vào liều lượng và thời gian được ghi nhận trên sự thanh thải saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó trong 14 ngày sử dụng liều saxagliptin 1 lần/ngày trong khoảng liều từ 2,5-400 mg.

Hấp thu

Thời gian trung bình để đạt nồng độ tối đa trong huyết tương (Tmax) sau khi sử dụng liều 5 mg 1 lần/ngày là 2 giờ đối với saxagliptin và 4 giờ đối với chất chuyển hóa có hoạt tính. Sử dụng cùng lúc với thức ăn nhiều chất béo làm tăng Tmax của saxagliptin khoảng 20 phút so với lúc đói. AUC của saxagliptin tăng khoảng 27% khi sử dụng cùng với thức ăn so với lúc đói. ONGLYZA có thể được sử dụng trong hoặc ngoài bữa ăn.

Phân bố

Nghiên cứu in vitro cho thấy khả năng gắn kết của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó với protein huyết thanh người không đáng kể. Vì thế, những thay đổi về hàm lượng protein máu trong các tình trạng bệnh khác nhau (ví dụ như suy thận hay suy gan) sẽ không ảnh hưởng đến sự phân bố của saxagliptin.

Chuyển hóa

Chuyển hóa của saxagliptin chủ yếu xảy ra qua hệ cytochrome P450 3A4/5 (CYP3A4/5). Chất chuyển hóa có hoạt tính của saxagliptin cũng có tác dụng ức chế DPP-4 và có hoạt tính bằng ½ so với saxagliptin. Vì thế, những thuốc ức chế và cảm ứng mạnh CYP3A4/5 sẽ làm thay đổi dược động học của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó.

Thải trừ

Saxagliptin được đào thải qua cả 2 đường: thận và gan. Sau khi uống một liều đơn 14C saxagliptin 50 mg thì saxagliptin nguyên vẹn, dạng chuyển hóa có hoạt tính và tổng các hợp chất có hoạt tính phóng xạ được bài tiết qua nước tiểu với tỷ lệ lần lượt 24%, 36%, và 75% liều sử dụng. Độ thanh thải trung bình qua thận của saxagliptin (" 230 ml/phút) cao hơn so với tốc độ lọc trung bình qua cầu thận (" 120 ml/phút), cho thấy có những cơ chế bài tiết chủ động ở thận. Khoảng 22% chất có hoạt tính phóng xạ hiện diện trong phân, chứng tỏ có 1 phần saxagliptin bài tiết qua mật và/hay một phần không được hấp thu qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 1 liều đơn Saxagliptin 5 mg trên đối tượng khỏe mạnh, thời gian bán thải trung bình (T1/2) của saxagliptin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó trong huyết tương tương ứng lần lượt là 2,5 giờ và 3,1 giờ.

Cách dùng:
Liều khuyến cáo

Mô tả:


Bảo quản:






+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Onglyza 5mg Onglyza  5mgProduct description: Onglyza 5mg : Trị liệu hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và luyện tập ở bệnh nhân tuổi trưởng thành bị đái tháo đường týp 2 với nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.GT GT89196


Onglyza 5mg


Tri lieu ho tro cho che do an kieng va luyen tap o benh nhan tuoi truong thanh bi dai thao duong typ 2 voi nhieu benh canh lam sang khac nhau.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212