Lantus 300 IU

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý: Thuốc chống ung thư...
Thành phần: Insulin glargine.
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị với insulin.

Chống chỉ định:
Dị ứng với insulin glargine hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Hạ đường huyết ,teo/phì đại mô mỡ. Phản ứng nơi tiêm ( đau, đỏ ,ngứa ,xưng ,viêm) ,tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần . Hiếm : phản ứng phản vệ

Chú ý đề phòng:
Vì thuốc có tác động kéo dài, có thể tiêm Lantus mỗi ngày một lần vào bất cứ lúc nào, nhưng hàng ngày nên tiêm vào một giờ nhất định. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng tùy từng người, và cũng sẽ hướng dẫn nên tiêm Lantus ở đâu, khi nào cần đo đường huyết và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không. Bác sĩ có thể kê toa cho dùng Lantus Optiset hoặc cartridge cùng với một insulin khác tác động ngắn hoặc thuốc uống chống đái tháo đường. Khi đang điều trị bằng insulin có tác động trung bình hoặc ngắn đổi sang dùng phác đồ điều trị Lantus Optiset, hoặc Lantus cartridge với Optipen có thể cần phải thay đổi liều insulin cơ bản và điều chỉnh điều trị chống đái tháo đường dùng kèm (liều lượng và thời điểm dùng thêm insulin tác dụng ngắn hoặc các thuốc tương đồng tác động nhanh hoặc liều lượng thuốc viên chống đái tháo đường). Khi điều trị NPH insulin ngày 2 lần chuyển sang dùng Lantus Optiset hoặc Lantus cartridge với Optipen mỗi ngày tiêm một lần, liều ban đầu phải giảm từ 20-30% (so với tổng số IU của NPH insulin mỗi ngày), rồi sau đó chỉnh liều dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân. Việc giảm liều này ít ra phải được bù đắp phần nào bằng cách tăng insulin vào giờ ăn. Sau đó, phải chỉnh liều một lần nữa tùy từng người. Ở những bệnh nhân, do tạo ra kháng thể trong quá trình điều trị insulin liều cao có thể cho đáp ứng cải thiện với các insulin tượng tự insulin người, kể cả Lantus. Kiểm soát về mặt chuyển hoá, đặc biệt ở những bệnh nhân này, cần được theo dõi trong suốt quá trình chuyển đổi và trong vài tuần đầu sau khi chuyển đổi. Với sự cải thiện kiểm soát chuyển hóa và hệ quả là tăng độ nhạy cảm với insulin (giảm nhu cầu insulin), có thể cần phải chỉnh liều thêm đối với Lantus và các insulin khác hoặc thuốc uống chống đái tháo đường khác trong phác đồ, có thể cần phải chỉnh liều thêm nữa. Việc chỉnh liều cũng cần thiết trong những trường hợp như thay đổi cân nặng hoặc lối sống, thay đổi giờ tiêm insulin hoặc các trường hợp làm tăng tính cảm nhiễm với hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hay bệnh đi kèm (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng). Chỉ được thay đổi liều lượng insulin với sự giám sát của thầy thuốc.

Liều lượng:
Vì thuốc có tác động kéo dài, có thể tiêm Lantus mỗi ngày một lần vào bất cứ lúc nào, nhưng hàng ngày nên tiêm vào một giờ nhất định. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng tùy từng người, và cũng sẽ hướng dẫn nên tiêm Lantus ở đâu, khi nào cần đo đường huyết và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không. Bác sĩ có thể kê toa cho dùng Lantus Optiset hoặc cartridge cùng với một insulin khác tác động ngắn hoặc thuốc uống chống đái tháo đường. Khi đang điều trị bằng insulin có tác động trung bình hoặc ngắn đổi sang dùng phác đồ điều trị Lantus Optiset, hoặc Lantus cartridge với Optipen có thể cần phải thay đổi liều insulin cơ bản và điều chỉnh điều trị chống đái tháo đường dùng kèm (liều lượng và thời điểm dùng thêm insulin tác dụng ngắn hoặc các thuốc tương đồng tác động nhanh hoặc liều lượng thuốc viên chống đái tháo đường). Khi điều trị NPH insulin ngày 2 lần chuyển sang dùng Lantus Optiset hoặc Lantus cartridge với Optipen mỗi ngày tiêm một lần, liều ban đầu phải giảm từ 20-30% (so với tổng số IU của NPH insulin mỗi ngày), rồi sau đó chỉnh liều dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân. Việc giảm liều này ít ra phải được bù đắp phần nào bằng cách tăng insulin vào giờ ăn. Sau đó, phải chỉnh liều một lần nữa tùy từng người. Ở những bệnh nhân, do tạo ra kháng thể trong quá trình điều trị insulin liều cao có thể cho đáp ứng cải thiện với các insulin tượng tự insulin người, kể cả Lantus. Kiểm soát về mặt chuyển hoá, đặc biệt ở những bệnh nhân này, cần được theo dõi trong suốt quá trình chuyển đổi và trong vài tuần đầu sau khi chuyển đổi. Với sự cải thiện kiểm soát chuyển hóa và hệ quả là tăng độ nhạy cảm với insulin (giảm nhu cầu insulin), có thể cần phải chỉnh liều thêm đối với Lantus và các insulin khác hoặc thuốc uống chống đái tháo đường khác trong phác đồ, có thể cần phải chỉnh liều thêm nữa. Việc chỉnh liều cũng cần thiết trong những trường hợp như thay đổi cân nặng hoặc lối sống, thay đổi giờ tiêm insulin hoặc các trường hợp làm tăng tính cảm nhiễm với hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hay bệnh đi kèm (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng). Chỉ được thay đổi liều lượng insulin với sự giám sát của thầy thuốc.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: INSULIN GLARGINE

Tên khác:
Insulin glargin

Thành phần:
Insulin glargine

Tác dụng:


Chỉ định:
Điều trị đái tháo đường typ I( đái tháo đường phụ thuộc insulin)

Điều trị đái tháo đường typ II khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả.

Trẻ em gầy yếu, kém ăn, suy dinh dưỡng, nôn nhiều và rối loạn chuyển hoá đường( truyền glucose kết hợp với insulin).

Gây cơn shock insulin để điều trị bệnh tâm thần( tạo cơn hạ glucose huyết đột ngột và mạnh).



Quá liều:
Quá liều insulin có thể gây hạ đường huyết nặng và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Các cơn hạ đường huyết nhẹ thường có thể điều trị bằng cách dùng carbohydrate bằng đường uống. Có thể cần phải điều chỉnh liều dùng, chế độ ăn hoặc hoạt động thể lực. Các cơn nặng hơn có hôn mê, co giật hoặc rối loạn thần kinh phải điều trị với glucagon (tiêm bắp hoặc dưới da) hoặc dung dịch glucose ưu trương (truyền tĩnh mạch). Cần duy trì việc dùng chất đường bột và theo dõi kéo dài vì hạ đường huyết có thể tái diễn sau khi đã hồi phục trên lâm sàng.

Chống chỉ định:
Dị ứng với insulin glargine hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.

Tác dụng phụ:
- Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin vượt quá nhu cầu. Hạ đường huyết có thể dẫn đến mất tri giác, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương não và có thể nguy hiểm tính mạng.

- Một sự thay đổi rõ rệt nồng độ đường huyết có thể gây rối loạn thị giác thoáng qua. Sư kiểm soát đường huyết được cải thiện lâu dài làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên, điều trị insulin tích cực với sự cải thiện đường huyết đột ngột có thể tạm thời làm cho bệnh võng mạc đái tháo đường xấu hơn. Trên bệnh nhân có bệnh võng mạc tăng sinh, nhất là khi không được điều trị bằng quang đông, các cơn hạ đường huyết nặng có thể làm mất thị lực thoáng qua.

- Mô mỡ dưới da có thể teo hoặc phì đại (teo mỡ hoặc phì đại mỡ) ở chỗ tiêm và làm chậm hấp thu insulin và tác dụng thuốc sẽ chậm hơn. Chọn một chỗ tiêm khác cho mỗi lần tiêm có thể giảm hoặc ngừa được những phản ứng này. Các phản ứng khác có thể xảy ra ở chỗ tiêm và cũng có thể lan ra vùng chung quanh. Những phản ứng này gồm đỏ, đau nhiều hơn thường lệ khi tiêm thuốc, ngứa, mề đay, sưng hoặc viêm. Những phản ứng đó thường biến mất trong vòng vài ngày đến vài tuần.

- Trong một số hiếm trường hợp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nặng với insulin và các tá dược của thuốc. Ðó là phản ứng lan rộng ngoài da, sưng nề da hoặc viêm mạc (phù Quincke), khó thở (co thắt phế quản), tụt huyết áp, và trụy tuần hoàn (sốc). Trong một số trường hợp, các phản ứng dị ứng nặng có thể đe dọa sinh mạng. Tiêm thuốc có thể hình thành các kháng thể chống insulin. Trong các nghiên cứu lâm sàng, những kháng thể phản ứng chéo với insulin người và insulin glargine được nhận thấy có cùng tần suất ở nhóm dùng NPH insulin và nhóm dùng insulin glargine.Trong một số hiếm trường hợp, sự hiện diện của những kháng thể insulin này buộc phải chỉnh liều. Hạn hữu, insulin có thể gây giữ muối và nước trong các mô (phù), đặc biệt là sau khi sự kiểm soát chuyển hóa được cải thiện có ý nghĩa bằng liệu pháp tăng cường.

Thận trọng:
Bệnh nhân cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để tự xử trí đái tháo đường, như theo dõi đường huyết, tiêm thuốc đúng kỹ thuật, các biện pháp để nhận biết và xử trí giảm hoặc tăng đường huyết như mô tả dưới đây, phải tập đối phó với những tình huống đặc biệt như sót liều, dùng liều insulin không đủ hay quá cao, ăn uống không đầy đủ hoặc bỏ bữa, phải biết cách nhận biết các dấu hiệu của triệu chứng hạ hoặc tăng đường huyết, những hành động cần làm để xử trí và khi nào phải báo cho bác sĩ.

Trong trường hợp không kiểm soát đường huyết một cách thỏa đáng hoặc có xu hướng xảy ra cơn hạ hoặc tăng đường huyết, cần loại trừ các yếu tố tiềm ẩn (như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, việc chọn chỗ tiêm và tiêm đúng kỹ thuật, thao tác với bút tiêm) trước khi xét đến việc chỉnh liều.Vì kinh nghiệm còn hạn chế, không thể đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của Insulin glargine trên trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân suy chức năng gan hoặc suy thận từ vừa đến nặng.

Trên bệnh nhân suy thận, nhu cầu insulin có thể giảm. Trên người cao tuổi, sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin. Trên bệnh nhân suy gan nặng, nhu cầu insulin có thể giảm do giảm khả năng tân sinh đường và giảm chuyển hóa insulin.

Hạ đường huyết: Thời điểm xảy ra hạ đường huyết tùy thuộc vào đặc điểm tác động của insulin được dùng và vì vậy có thể thay đổi khi thay đổi phác đồ điều trị. Vì có tác dụng ổn định và kéo dài hơn nên khả năng hạ đường huyết kết hợp với Insulin glargine về đêm kém hơn nhưng nhiều hơn vào sáng sớm. Những bệnh nhân mà cơn hạ đường huyết có thể có ý nghĩa đặc biệt trên lâm sàng bao gồm những người bị hẹp động mạch vành có ý nghĩa hoặc hẹp mạch máu não (nguy cơ biến chứng tim mạch hoặc biến chứng não của hạ đường huyết), hoặc bệnh nhân có một vài bệnh mắt liên quan với đái tháo đường (bệnh võng mạc tăng sinh), nhất là khi không được điều trị bằng quang đông (nguy cơ mù mắt). Cần đặc biệt thận trọng và tăng cường theo dõi đường huyết trên những bệnh nhân này. Hạ đường huyết dễ có khả năng xảy ra khi bắt đầu điều trị insulin, sau khi đổi sang dùng một chế phẩm insulin khác, khi kiểm soát chuyển hóa không ổn định, hoặc khi có bệnh nặng ở thận hoặc ở gan.

- Các triệu chứng chứng tỏ khởi phát hạ đường huyết có thể là: Vã mồ hôi, da lạnh và ẩm ướt, lo sợ, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực và nhịp tim không đều, đau thắt ngực. Trên nhiều bệnh nhân, những dấu hiệu và triệu chứng này thường xảy ra trước khi có dấu hiệu hạ đường huyết ở não. Loại triệu chứng thứ hai này bao gồm nhức đầu, cảm giác đói cồn cào, buồn nôn, ói mửa, mệt lả, lơ mơ, rối loạn giấc ngủ, bức rứt, kích động, mất tập trung, giảm phản ứng, trầm uất, lú lẫn, rối loạn giọng nói (đôi khi không nói được), rối loạn thị giác, run, yếu liệt, cảm giác kim châm (dị cảm), tê và cảm giác kim châm ở vùng miệng, chóng mặt, mất kiểm soát bản thân, mất khả năng tự chăm sóc, co giật, và mất tri giác.

- Các dấu hiệu ban đầu chứng tỏ khởi phát cơn hạ đường huyết có thể thay đổi, nhẹ hơn, hoặc hoàn toàn không có trong các trường hợp sau đây: kiểm soát đường huyết được cải thiện đáng kể, hạ đường huyết phát triển chậm, cao tuổi, một số bệnh thần kinh (bệnh lý thần kinh tự chủ), đái tháo đường lâu ngày hoặc đồng thời dùng chung thuốc khác. Trong những trường hợp đó, hạ đường huyết nặng (và thậm chí mất tri giác) có thể xảy ra mà bệnh nhân không biết. Bệnh nhân luôn luôn cần quen thuộc với những triệu chứng báo động của riêng họ. Xét nghiệm đường huyết thường xuyên hơn có thể giúp phát hiện những cơn hạ đường huyết nhẹ, nếu không có thể bỏ sót. Bệnh nhân không đoán chắc nhận ra được các triệu chứng báo động nên tránh những tình huống có thể rây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác (ví dụ lái xe). Việc tuân thủ liều được kê toa và ăn kiêng, tiêm insullin đúng cách và ý thức được các triệu chứng hạ đường huyết là cần thiết để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

- Tất cả các yếu tố làm tăng những nguy cơ đó cần được đặc biệt theo dõi sát và có thể cần phải chỉnh liều.

Ðó là:

- Thay đổi vùng tiêm thuốc (ví dụ từ đùi đổi sang cánh tay),

- Sự nhạy cảm insulin được cải thiện, ví dụ do loại trừ các yếu tố gây stress

- Không quen hoặc tăng hoạt động thể lực

- Triệu chứng bệnh gian phát (ví dụ ói mửa, tiêu chảy)

- Ăn uống không đầy đủ như: bỏ bữa hoặc ăn muộn, ăn ít hơn bình thường hoặc ăn ít chất đường bột hơn bình thường, thay đổi chế độ ăn

- Uống rượu

- Một số rối loạn nội tiết mất bù, ví dụ nhược năng tuyến giáp hoặc suy thùy trước tuyến yên hay suy vỏ thượng thận

- Ðồng thời dùng chung các thuốc khác.

- Có thể điều chỉnh cơn hạ đường huyết bằng cách dùng ngay chất đường, ví dụ dưới dạng glucose, đường viên, hoặc nước uống có đường. Cần lưu ý rằng thức ăn hoặc thức uống chứa đường hóa học (ví dụ các thức ăn và thức uống ngọt) không thích hợp cho việc này. Do đó, nên dùng những thức ăn có tác dụng tăng đường huyết kéo dài (ví dụ bánh mì). Nếu hạ đường huyết tái diễn, nên dùng thêm 10-20g đường. Nếu không khắc phục được cơn hạ đường huyết hoặc lại tái diễn, nên báo ngay cho bác sĩ. Luôn luôn mang theo ít nhất là 20g đường, cùng với thẻ cảnh báo bạn là bệnh nhân đái tháo đường. Khi không nuốt được hoặc mất tri giác buộc phải tiêm dung dịch glucose hoặc glucagon (một thuốc làm tăng đường huyết), ngay cả khi không chắc chắn là hạ đường huyết. Sau khi dùng glucose, nên khẳng định tình trạng hạ đường huyết bằng cách xét nghiệm đường huyết.Tác động kéo dài của Insulin glargine có thể làm cho hạ đường huyết chậm hồi phục. Tăng đường huyết. Tăng đường huyết có thể xảy ra trong một số trường hợp.

Ðó là:

- Bỏ sót hoặc giảm số lần tiêm, hoặc giảm hiệu lực insulin (ví dụ do bảo quản không đúng). Bút tiêm hỏng hóc. Giảm hoạt động thể lực, tình trạng stress (cảm xúc đau buồn, kích thích), chấn thương, phẫu thuật, bệnh gây sốt hoặc một số bệnh khác. Ðồng thời dùng chung thuốc khác. Khát nước, mót tiểu, mệt lả, khô da, đỏ mặt, chán ăn, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh và nước tiểu có nồng độ cao chất đường và thể keton, là những dấu hiệu của tăng đường huyết. Ðau dạ dày, thở nhanh và sâu, lơ mơ hoặc thậm chí mất tri giác là những dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa nặng (nhiễm toan-keton) do thiếu insulin. Cần làm xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm tìm keton trong nước tiểu càng sớm càng tốt khi xảy ra những triệu chứng đó. Tăng đường huyết nặng hoặc nhiễm toan-keton luôn luôn phải cần bác sĩ điều trị, thường là trong bệnh viện. Bệnh gian phát. Nếu bị ốm, nên báo ngay cho bác sĩ trường hợp này có thể cần tăng cường theo dõi chuyển hóa, và có thể cần đến những biện pháp đặc biệt (ví dụ chỉnh liều, xét nghiệm nước tiểu tìm keton). Lái xe hoặc thực hiện những công việc nguy hiểm khác.

Do hậu quả của hạ đường huyết, tăng đường huyết hoặc rối loạn thị giác, khả năng tập trung và phản ứng có thể bị ảnh hưởng, có thể trở thành nguy cơ trong các tình huống đặc biệt cần có những khả năng này (ví dụ lái xe hoặc vận hành máy). 

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Phụ nữ có bệnh đái tháo đường từ trước hoặc trong khi mang thai phải duy trì kiểm soát tốt chuyển hóa trong thai kỳ. Trong ba tháng đầu, nhu cầu insulin thường giảm, nhưng thường tăng lên trong ba tháng giữa và ba tháng cuối. Ngay sau khi sinh, nhu cầu insulin lại giảm nhanh (tăng nguy cơ hạ đường huyết). Do đó, cần theo dõi kỹ đường huyết. Nếu có thai hoặc dự định có thai, nên báo cho bác sĩ biết. Trên phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, cần thiết phải điều chỉnh liều dùng và chế độ ăn.

Tương tác thuốc:
- Tăng tác dụng hạ đường huyết và tăng cảm nhiễm với hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung với thuốc viên chống đái tháo đường, thuốc ức chế men chuyển, disopyramide, fibrate, fluoxetine, thuốc ức chế IMAO, pentoxifylline, propoxyphene, salicylate, hoặc kháng sinh sulfonamide.

- Giảm tác dụng hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung với corticosteroid, danazol, diazoxide, lợi tiểu, glucagon, isoniazid, estrogen và progestogen (ví dụ thuốc viên tránh thai), dẫn chất phenothiazine, somatropin, thuốc cường giao cảm [như epinephrine (adrenaline), salbutamol, terbutaline], hoặc hormone tuyến giáp.

- Thuốc chẹn beta, clonidine, muối lithium hoặc rượu có thể tăng cường hoặc làm yếu tác dụng giảm đường huyết của insulin. Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi tiếp theo là tăng đường huyết. Hơn nữa, thuốc chẹn beta - cũng như các thuốc liệt giao cảm khác (như clonidine, guanehtidine, reserpine) còn làm yếu hoặc thậm chí ức chế toàn bộ các triệu chứng báo động của phản ứng hạ đường huyết.

Dược lực:


Dược động học:
- Hấp thu: khi uống, insulin bị thuỷ phân ở đường tiêu hoá làm mất tác dụng. Dùng đường tiêm: hấp thu qua đường tiêm bắp nhanh hơn tiêm dưới da, khi thật khẩn cấpcó thể tiêm tĩnh mạch.

- Chuyển hoá:ở gan bằng phản ứng thuỷ phân dây nối đôi peptid và cắt cầu disulfid làm mất hoạt tính.

- Thải trừ: Insulin thải trừ qua nước tiểu.



Cách dùng:
Nên tuân thủ đúng theo liều lượng khuyến nghị, trừ khi bác sĩ có ý kiến hướng dẫn khác.

Liều dùng:

Vì thuốc có tác động kéo dài, có thể tiêm Insulin glargine mỗi ngày một lần vào bất cứ lúc nào, nhưng hàng ngày nên tiêm vào một giờ nhất định. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng tùy từng người, và cũng sẽ hướng dẫn nên tiêm Insulin glargine ở đâu, khi nào cần đo đường huyết và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không. Bác sĩ có thể kê toa cho dùng Insulin glargine cùng với một insulin khác tác động ngắn hoặc thuốc uống chống đái tháo đường. Khi đang điều trị bằng insulin có tác động trung bình hoặc ngắn đổi sang dùng phác đồ điều trị Insulin glargine, có thể cần phải thay đổi liều insulin cơ bản và điều chỉnh điều trị chống đái tháo đường dùng kèm (liều lượng và thời điểm dùng thêm insulin tác dụng ngắn hoặc các thuốc tương đồng tác động nhanh hoặc liều lượng thuốc viên chống đái tháo đường). Khi điều trị NPH insulin ngày 2 lần chuyển sang dùng Insulin glargine mỗi ngày tiêm một lần, liều ban đầu phải giảm từ 20-30% (so với tổng số IU của NPH insulin mỗi ngày), rồi sau đó chỉnh liều dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân. Việc giảm liều này ít ra phải được bù đắp phần nào bằng cách tăng insulin vào giờ ăn. Sau đó, phải chỉnh liều một lần nữa tùy từng người. Ở những bệnh nhân, do tạo ra kháng thể trong quá trình điều trị insulin liều cao có thể cho đáp ứng cải thiện với các insulin tượng tự insulin người, kể cả Insulin glargine. Kiểm soát về mặt chuyển hoá, đặc biệt ở những bệnh nhân này, cần được theo dõi trong suốt quá trình chuyển đổi và trong vài tuần đầu sau khi chuyển đổi. Với sự cải thiện kiểm soát chuyển hóa và hệ quả là tăng độ nhạy cảm với insulin (giảm nhu cầu insulin), có thể cần phải chỉnh liều thêm đối với Insulin glargine và các insulin khác hoặc thuốc uống chống đái tháo đường khác trong phác đồ, có thể cần phải chỉnh liều thêm nữa. Việc chỉnh liều cũng cần thiết trong những trường hợp như thay đổi cân nặng hoặc lối sống, thay đổi giờ tiêm insulin hoặc các trường hợp làm tăng tính cảm nhiễm với hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hay bệnh đi kèm. Chỉ được thay đổi liều lượng insulin với sự giám sát của thầy thuốc. Cách dùngPhải sử dụng bút tiêm đúng cách và nhận biết được những trục trặc tiềm năng và những bước cần làm khi xảy ra trục trặc. Vì vậy, xin đọc kỹ và tuân thủ những hướng dẫn sử dụng. Insulin glargine được tiêm dưới da. Trong một vùng tiêm nhất định, mỗi lần tiêm nên chọn một vị trí tiêm khác nhau. Vì thời gian tác động kéo dài lệ thuộc việc tiêm dưới da, Insulin glargine không được dùng để tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết nặng.Quan sát kỹ lọ thuốc trước khi dùng. Chỉ sử dụng nếu dung dịch trong suốt, không màu, không thấy có những hạt tiểu phân rắn và có độ lỏng giống như nước. Vì là một dung dịch, Lan tus không cần phải pha trước khi dùng. Bơm tiêm không được chứa thuốc gì khác hoặc cặn thuốc khác.Trộn hoặc pha chung với bất cứ chế phẩm nào đều có thể làm thay đổi hiệu quả của Insulin glargine hoặc làm thuốc kết tủa và vì vậy nên tránh.Nên ghi ngày rút thuốc lần đầu lên nhãn lọ.

Mô tả:


Bảo quản:
Trước khi dùng, bảo quản ở 2-8 độ C. Không được để đông lạnh ở ngăn đá. Tránh ánh sáng. Tránh để bút tiêm tiếp xúc trực tiếp với ngăn đá hoặc vỉ đá trong tủ lạnh. Bút tiêm đang dùng hoặc tháo rời có thể giữ được 4 tuần khi bảo quản dưới 25 độ C.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Lantus 300 IU Lantus 300 IUProduct description: Lantus 300 IU : Điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị với insulin.GT GT89189


Lantus 300 IU


Dieu tri dai thao duong o nguoi lon, thieu nien va tre em tu 6 tuoi tro len, khi can dieu tri voi insulin.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212