Chỉ định:
tỳ vị suy nhược, trung khí hạ hãm, thân thể mệt mỏi, yếu sức, kém ăn, bụng trướng tiêu chảy lâu ngày, sa trực tràng, sa dạ con.
Chống chỉ định:
người khí nghịch lên, nhiệt lỵ mới phát, ra mồ hôi trộm, suyễn cấp, đau đầu mất ngủ do huyết áp cao, nôn ra máu, thổ ra máu. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần.
Chú ý đề phòng:
uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần.
Liều lượng:
uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần.
Bảo quản:
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: HOÀNG KỲ
Tên khác:
Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ
Thành phần:
Radix Astragali
Tác dụng:
Bổ khí cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ.
Chỉ định:
+ Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa nếu bụng trên đầy thuộc thực chứng, dương chứng, không nên dùng.
Tác dụng phụ:
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
6 - 12g một ngày, có thể tới 40 - 80g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao.
Mô tả:
Hoàng kỳ là cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Hoàng kỳ là phần rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30-90 cm, đường kính 1 – 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc không đều. Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi và nhiều tinh bột; phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt. Phần giữa của rễ già, đôi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.)
Phân bố: Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Thu hái rễ của những cây 5-6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.
Bào chế:
Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô. Mật chích Hoàng kỳ (chế mật): Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hoà với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 - 3,0 kg mật ong.
Vị thuốc Hoàng kỳ
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Phế, tỳ.
Thành phần hoá học: Rễ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm; còn có cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I-V, III.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng