Chỉ định:
Cao huyết áp.Accupril được chỉ định trong cao huyết áp vô căn. Accupril có hiệu quả khi được dùng riêng hay khi phối hợp với thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân bị cao huyết áp. Suy tim sung huyết Accupril có hiệu quả trong điều trị suy tim sung huyết khi được phối hợp với thuốc lợi tiểu và/ hoặc một glycoside trợ tim
Chống chỉ định:
Chống chỉ định Accupril cho các bệnh nhân bị quá mẫn cảm với thuốc này. Mẫn cảm chéo với các thuốc ức chế men chuyển khác chưa được đánh giá.
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Accupril nói chung được dung nạp tốt trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và thoáng qua. Các tác dụng phụ về lâm sàng thường thấy nhất trong các thử nghiệm có đối chứng trong điều trị cao huyết áp và suy tim sung huyết là nhức đầu (0,9%), chóng mặt (4,7%), viêm mũi (3%), ho (3,1%), nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (2,5%), mệt mỏi (2,5%) và nôn, mửa (2,3%).
Chú ý đề phòng:
Phù mạch: Phù mạch đã được ghi nhận ở bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, kể cả Accupril. Nếu có tiếng thở rít thanh quản hay xảy ra phù mạch ở mặt, lưỡi hoặc phần thanh môn của thanh quản, phải ngừng ngay lập tức điều trị bằng Accupril và bệnh nhân phải được điều trị bằng các biện pháp điều trị thích hợp cho đến lúc phù nề biến mất. Trong những trường hợp phù nề chỉ giới hạn ở mặt và môi thì thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị; có thể dùng thuốc kháng histamin để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu phù ở thanh quản có thể gây tử vong. Khi có phù ở lưỡi, nắp thanh quản hoặc thanh quản có khả năng gây tắc đường khí, phải tiến hành lập tức biện pháp cấp cứu: nhanh chóng cho tiêm dưới da dung dịch epinephrine 1/1000 (0,3 đến 0,5 ml) (xem phần Tác dụng ngoại ý). Tụt huyết áp: Hiếm khi xảy ra triệu chứng tụt huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp được điều trị bằng Accupril, nếu xảy ra thì có thể đó là hậu quả của liệu pháp ức chế men chuyển ở các bệnh nhân đã bị mất muối
- nước, ví dụ như những bệnh nhân đã được điều trị trước đó bằng thuốc lợi tiểu (xem các phần Thận trọng lúc dùng, Tương tác thuốc và Tác dụng ngoại ý). Ở bệnh nhân bị suy tim sung huyết có khả năng bị hạ huyết áp, khi bắt đầu điều trị bằng Accupril nên được theo dõi chặt chẽ. Nên tăng cường theo dõi trong 2 tuần đầu điều trị và mỗi khi tăng liều Accupril. Nếu xảy ra triệu chứng giảm huyết áp, cần đặt bệnh nhân nằm ngửa và, nếu cần, truyền tĩnh mạch dung dịch mặn đẳng trương. Nếu chỉ xảy ra hạ huyết áp thoáng qua thì không cần phải ngưng điều trị. Tuy nhiên trong tình huống trên, nên cân nhắc giảm liều hay phối hợp với bất kỳ biện pháp lợi tiểu nào. Giảm bạch cầu trung tính/Mất bạch cầu hạt: Các thuốc ức chế men chuyển hiếm khi gây mất bạch cầu hạt và suy tủy ở bệnh nhân bị cao huyết áp không có biến chứng, nhưng thường gặp hơn ở những bệnh nhân bị suy thận, đặc biệt nếu họ cũng bị bệnh hệ tạo keo. Tuy nhiên, theo dõi lâm sàng trên 2000 bệnh nhân được điều trị bằng Accupril thì không có trường hợp nào bị giảm bạch cầu trung tính (1500 bạch cầu đa nhân/mm3) hay mất bạch cầu hạt (< 2000 bạch cầu/mm3) được quy là do Accupril gây ra. Cũng như đối với các thuốc ức chế men chuyển khác, việc theo dõi số lượng bạch cầu ở những bệnh nhân bị bệnh hệ tạo keo phải được xem xét.
Liều lượng:
Tăng huyết áp: 10mg x 1 lần/ngày, duy trì 80mg/ngày; dùng kèm lợi tiểu: 5mg, sau đó chỉnh liều. Suy thận chỉnh liều theo ClCr. Người lớn tuổi: 5mg x 1 lần/ngày, sau đó chỉnh liều (có thể 40 mg/ngày), chia làm 2 lần kèm với lợi tiểu hay glycoside tim; duy trì: 10-20 mg/ngày.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng