Tilhasan 60

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký:
Nhóm dược lý:
Thành phần: Diltiazem hydrochloride …………………………………… 60 mg Tá dược vừa đủ …………………………………………………… 1 viên ( Lactose, PEG 6000, Kollidon SR, HPMC 606, HPMC 615, Magnesium stearate, Titanium dioxide)
Dạng bào chế:
Quy cách đóng gói:
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất:
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:

- Điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, chủ yếu trong đau thắt ngực do gắng sức, đau tự phát và đau thắt kiểu Prinzmetal.
- Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ đến trung bình).

Chống chỉ định:

- Mẫn cảm với Diltiazem hydrochloride và các thành phần của thuốc.
- Rối loạn hoạt động nút xoang.
- Người có nhịp tim rất chậm (dưới 40 nhịp/ phút).
- Blốc nhĩ
- thất độ 2 và độ 3 không đặt máy tạo nhịp.
- Suy thất trái kèm theo sung huyết phổi, nhồi máu cơ tim cấp và sung huyết phổi.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):

- Khoảng 30% người bệnh dùng thuốc được ghi nhận gặp tác dụng không mong muốn liên quan đến khả năng gây giãn mạch của Diltiazem. Những biểu hiện hay gặp nhất là phù chi dưới, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, buồn nôn, chậm nhịp tim, blốc nhĩ thất cấp độ 1, ho..., khoảng 2% có ban dị ứng.
- Các phản ứng phụ ít gặp hơn (dưới 2%) trong các nghiên cứu lâm sàng trên: + Tim mạch: đau thắt ngực, loạn nhịp tim, blốc nhĩ thất độ 2 và 3, phong bế bó nhánh, suy tim sung huyết, bất thường ECG, hạ huyết áp, đánh trống ngực, ngất, tim đập nhanh, ngoại tâm thu tâm thất. + Thần kinh: mơ bất thường, chứng quên, suy nhược, dáng đi bất thường, ảo giác, mất ngủ, căng thẳng, dị cảm, ngủ mơ, thay đổi tính cách, ù tai, rùng mình. + Đường tiêu hoá: chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, sự tăng nhẹ và thoáng qua vào thời gian đầu điều trị các men gan (SGOT, SGPT, LHD và phosphatase kiềm) (xem phần thận trọng về gan). Buồn nôn, cảm giác khát, nôn mửa, tăng trọng... + Hệ da: đốm xuất huyết, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc tia UV, ngứa ngáy.... các triệu chứng này thường thoáng qua và sẽ mất dần khi ngưng thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp, phát ban da sẽ tiến triển thành ban đỏ đa dạng và/hoặc viêm da tróc vẩy. + Các trường hợp khác: giảm sức nhìn, suy nhược, CPK tăng, phù, ngứa rát mắt, nhức đầu, albumin niệu, tăng uric máu, tăng glyceric máu, sung huyết mũi, chuột rút, cứng cổ, chứng tiểu đêm, viêm khớp răng, chứng vú to ở đàn ông, tình trạng hói, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vẩy, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), cá biệt, hội chứng ngoại tháp (rối loạn kết hợp với co cứng, run và cử động bất thường), tăng sản lợi, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Chú ý đề phòng:

- Diltiazem làm giảm dẫn truyền và kéo dài thời kỳ trơ nút nhĩ thất mà không có sự kéo dài đáng kể thời gian hồi phục nút xoang, ngoại trừ ở những bệnh nhân có hội chứng yếu nút xoang. Tác dụng này hiếm khi gây ra nhịp tim chậm bất thường hoặc blốc nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3 (khoảng 0,4% bệnh nhân).
- Ở bệnh nhân blốc nhĩ – thất độ 1 hoặc khoảng PR (thời gian dẫn truyền nút nhĩ thất) kéo dài, chậm nhịp tim (do nhịp xoang và dẫn truyền tim có thể bị ức chế quá mức) cần tăng cường theo dõi. Ngược lại, không cần phải có những lưu ý đặc biệt trong trường hợp chỉ bị blốc 1 nhánh.
- Ở bệnh nhân đau thắt ngực kiểu Prinzmetal làm tăng thời kỳ vô tâm thu (2 – 5 giây) sau khi dùng liều đơn 60 mg Diltiazem.
- Diltiazem làm xấu hơn tình trạng suy tim sung huyết ở những bênh nhân đã bị suy giảm chức năng tâm thất trước đó.
- Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg).
- Sự tăng nhẹ và thoáng qua của transaminase (LDH, SGOT, SGPT) có hay không có kèm tăng phosphat kiềm và bilirubin, có xu hướng xảy ra sau 1
- 8 tuần đầu điều trị với Diltiazem. Các phản ứng này sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc.
- Theo dõi thường xuyên người bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc này.
- Người có rối loạn nghiêm trọng về chức năng gan thận, bệnh nhân lớn tuổi, suy thận, suy gan (do nồng độ của Diltiazem trong huyết tương có thể tăng).
- Không nên ngừng thuốc đột ngột mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng nên giảm từ từ và nên quan sát các triệu chứng sau khi ngưng điều trị với Diltiazem.
- Các tác dụng phụ ngoài da có thể thoáng qua hoặc biến mất sau đó. Tuy nhiên nên ngưng sử dụng thuốc nếu các phản ứng ngoài da vẫn dai dẳng. + Nên đặc biệt lưu ý những điểm chống chỉ định và thận trọng lúc dùng thuốc và phải thường xuyên theo dõi, đặc biệt là tần số tim và điện tâm đồ vào thời gian đầu điều trị. + Trường hợp gây mê trong phẫu thuật, cần thông báo cho chuyên viên gây mê về việc đang dùng thuốc. + Dlitiazem có thể được dùng không bị nguy hiểm cho những bệnh nhân bị các rối loạn mãn tính đường hô hấp.

Liều lượng:

- Liều thông thường: uống 60 mg, 3 lần/ngày, ngay trước bữa ăn chính.
- Cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực biến thể: + Liều thông thường cho người lớn: khởi đầu 60 mg x 3 lần/ngày hoặc 30 mg x 4 lần/ngày, tăng liều khi cần thiết trong khoảng 1– 2 ngày sau.
- Tăng huyết áp vô căn (các trường hợp nhẹ đến trung bình): + Liều thông thường, đối với người lớn 30 – 60 mg x 3 lần/ngày. + Liều có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc tuổi tác bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. + Có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc trị tăng huyết áp khác như thuốc lợi tiểu, chẹn bêta, ức chế men chuyển…
- Nên giảm liều ở người cao tuổi, hoặc người suy gan và/ hoặc suy thận.
- Đặc biệt, không tăng liều ở những bệnh nhân nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/ phút.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: DILTIAZEM

Tên khác:
Diltiazem hydrochlorid

Thành phần:
Diltiazem hydrochloride

Tác dụng:
Thuốc ức chế dòng calci thuộc dẫn xuất của benzothiazepine.

Diltiazem là chất ức chế dòng calci đi qua màng tế bào vào cơ tim và cơ trơn mạch máu và như thế làm giảm nồng độ calci trong tế bào:

- Diltiazem làm tăng lưu lượng mạch vành do làm giảm kháng lực.

- Có tác động làm chậm nhịp tim vừa phải và làm giảm vừa phải kháng lực của động mạch do đó làm cho tim làm việc ít lại.

- Không có tác dụng inotrope âm tính ngay cả khi phối hợp với các thuốc chẹn bêta.

- Hiệu lực trên lâm sàng của diltiazem đã được chứng minh qua các nghiên cứu có kiểm soát ở mọi dạng đau thắt ngực.

Chỉ định:
Phòng ngừa cơn đau thắt ngực chủ yếu trong đau thắt do gắng sức, đau thắt tự nhiên, đau thắt Prinzmetal.

Quá liều:
Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính do quá liều có thể đi từ hạ huyết áp đến trụy tim mạch, chậm nhịp xoang có kèm theo hoặc không gây phân ly đồng nhịp, các rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất.

Cấp cứu ở bệnh viện, gồm: rửa ruột, bài niệu thẩm thấu.

Các thuốc giải độc được đề nghị: atropine, adrenaline, glutagon, có thể dùng calcium gluconate.

Chống chỉ định:
Rối loạn hoạt động nút xoang.

Bloc nhĩ-thất độ 2 và độ 3 không đặt máy tạo nhịp.

Suy tim trái với phù phổi.

Tác dụng phụ:
Phát ban da, phù chi dưới.

Suy nhược, buồn ngủ, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim chậm, bloc xoang-nhĩ, bloc nhĩ-thất.

Hiếm khi tăng lượng transaminase, viêm gan.

Thận trọng:
Tăng cường theo dõi ở bệnh nhân bị chậm nhịp tim hoặc bệnh nhân bị bloc nhĩ-thất độ 1 (do tăng nguy cơ). Ngược lại, không cần phải có những lưu ý đặc biệt trong trường hợp chỉ bị bloc một nhánh.

Ở bệnh nhân lớn tuổi, bị suy thận và suy gan, các nồng độ của diltiazem trong huyết tương có thể sẽ tăng. Nên đặc biệt lưu ý đến những điểm chống chỉ định và thận trọng lúc dùng và phải tăng cường theo dõi, đặc biệt là tần số tim và điện tâm đồ, vào thời gian đầu điều trị.

Trường hợp phải gây mê trong phẫu thuật, cần thông báo cho chuyên viên gây mê về việc đang dùng thuốc.

Diltiazem có thể được dùng không bị nguy hiểm cho những bệnh nhân bị các rối loạn mãn tính đường hô hấp.

LÚC CÓ THAI

Các thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Hiện chưa có những số liệu thích đáng để kết luận về nguy cơ gây dị tật khi dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên không cần phải phá thai khi phát hiện có thai trong thời gian dùng thuốc mà phải ngưng thuốc và thận trọng theo dõi.

LÚC NUÔI CON BÚ

Diltiazem được bài tiết qua sữa mẹ với tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên không nên cho con bú trong thời gian điều trị.

Tương tác thuốc:
Chống chỉ định phối hợp:

- Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng: ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì.

Không nên phối hợp:

- Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng).

- Thuốc chống loạn nhịp: diltiazem có các đặc tính của thuốc chống loạn nhịp, và trên phương diện tương tác thuốc nó được xem như là một thuốc thuộc nhóm này. Do đó không nên kê toa chung vì có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý do phối hợp tác dụng. Nếu phải phối hợp thì cần phải đặc biệt thận trọng, tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ.

Thận trọng khi phối hợp:

- Thuốc chẹn alpha: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế nặng. Nếu phải phối hợp thì tăng cường theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế trong những giờ đầu dùng thuốc chẹn alpha và nhất là trong thời gian đầu điều trị.

- Amiodarone: tăng nguy cơ bị chậm nhịp tim hoặc bloc nhĩ thất, nhất là ở người lớn tuổi. Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

- Thuốc chẹn bêta: rối loạn tính tự động, (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang-nhĩ và nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Nếu phải phối hợp thì cần phải tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ, nhất là ở người lớn tuổi và thời gian đầu điều trị.

- Ciclosporine: tăng nồng độ ciclosporine trong máu do ức chế sự chuyển hóa của ciclosporine. Cần phải giảm liều ciclosporine, kiểm tra chức năng thận, định lượng nồng độ ciclosporine trong máu và chỉnh liều trong thời gian phối hợp thuốc và sau khi ngưng phối hợp.

- Carbamazepine: tăng nồng độ carbamazepine trong máu với các dấu hiệu quá liều (do ức chế sự chuyển hóa ở gan). Cần theo dõi lâm sàng và tùy tình hình, có thể giảm liều carbamazepine.

- Esmolol (trường hợp chức năng thất trái bình thường): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

- Midazolam (đường tĩnh mạch): tăng nồng độ midazolam trong huyết tương (do giảm chuyển hóa ở gan) với tăng các dấu hiệu an thần. Theo dõi lâm sàng và giảm liều trong thời gian dùng phối hợp với diltiazem.

- Rifampicine: làm giảm nồng độ thuốc đối kháng calci trong máu do tăng chuyển hóa ở gan. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều thuốc đối kháng calci trong thời gian điều trị chung với rifampicine và sau khi ngưng thuốc này.

- Baclofene: tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cần.

Nên lưu ý khi phối hợp:

- Thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).

- Thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).

Dược lực:
Diltiazem là thuốc đối kháng calci, điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp.

Dược động học:
Diltiazem được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc hiện diện trong máu sau khi uống 30 phút.

Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4. Thời gian bán hủy trong huyết tương từ 4 đến 8 giờ. Diltiazem gắn với protein huyết tương với tỷ lệ 80-85%. Diltiazem được chuyển hóa mạnh ở gan; chất chuyển hóa có hoạt tính là desacetyl diltiazem. Thuốc được đào thải qua mật 65% và qua nước tiểu 35%.

Chỉ ghi nhận có từ 0,2 đến 0,4% diltiazem không bị biến đổi trong nước tiểu.

Có mối tương quan đáng kể giữa liều dùng và nồng độ trong huyết tương. Tăng liều sẽ dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương nhưng không gây hiện tượng bão hòa.

Khi dùng liều ổn định thì nồng độ trong huyết tương cũng ổn định.

Có mối tương quan giữa nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của thuốc.

Nồng độ trong huyết tương cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn là từ 70 đến 200ng/ml. Nồng độ trong huyết tương dường như phải cao hơn trong trường hợp cơn đau thắt ngực nặng hơn.

Dược động học của thuốc không bị thay đổi trong trường hợp suy thận.

Các nồng độ trong huyết tương của thuốc ở người già, người bị suy thận, suy gan thường cao hơn ở người trẻ.

Diltiazem và các chất chuyển hóa của nó rất ít bị thẩm tách.

Cách dùng:
Người lớn: mỗi lần uống 1 viên (60mg), ngày 3 lần vào đầu bữa ăn.

Trong những trường hợp nặng, có thể tăng liều đến 4 viên (240mg), thậm chí 6 viên (360mg) mỗi ngày.

Uống thuốc không nhai, với một ít nước.

Mô tả:


Bảo quản:
Thuốc độc bảng B.

Thành phần giảm độc: thuốc viên có hàm lượng tối đa là 90 mg.

Thuốc được bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Tilhasan 60 Tilhasan 60Product description: Tilhasan 60 : - Điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, chủ yếu trong đau thắt ngực do gắng sức, đau tự phát và đau thắt kiểu Prinzmetal. - Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ đến trung bình).GT GT87471


Tilhasan 60


- Dieu tri va du phong con dau that nguc, chu yeu trong dau that nguc do gang suc, dau tu phat va dau that kieu Prinzmetal. - Tang huyet ap vo can (tu nhe den trung binh).
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212