Chỉ định:
Vắcxin được sử dụng để phòng bệnh thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắcxin nên được tiêm cho các đối tượng chưa mắc bệnh thủy đậu.
Chống chỉ định:
Vắcxin không sử dụng cho các đối tượng sau :
- Đang sốt hoặc suy dinh dưỡng.
- Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận.
- Có tiền sử quá mẫn với Kanamycin và Erythromycin.
- Có tiền sử co giật trong vòng một năm trước khi tiêm vắc xin.
- Suy giảm miễn dịch tế bào.
- Có thai hoặc hai tháng trước khi định có thai.
- Đã tiêm phòng các vắcxin sống khác (vắcxin bại liệt uống, vắcxin sởi, vắcxin rubella, vắcxin quai bị và vắcxin BCG) trong 1 tháng gần đây.
- Có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắcxin.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như suy giảm hệ miễn dịch trong bệnh AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lymphô T hoặc u lympho ác tính.
- Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị các bệnh bạch cầu.
Tương tác thuốc:
Không được tiêm vắcxin ít nhất 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm bất kỳ một immunoglobulin với Varicella zoster (VZIG). Sau khi tiêm vắcxin trong vòng 2 tháng không được sử dụng immunoglobulin kể cả VZIG trừ khi tiêm các chế phẩm này có lợi hơn tiêm vắcxin. Trong vòng 6 tuần sau khi tiêm vắcxin, không được sử dụng salicylate do hội chứng Reye đã xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu một cách tự nhiên được điều trị bằng salicylate.
Tác dụng ngoại y (phụ):
Ở bệnh nhân có nguy cơ cao, 14 đến 30 ngày sau khi tiêm vắcxin có thể xuất hiện các nốt phát ban dạng nốt sần hoặc phỏng nước kèm theo sốt nhẹ.Gần 20% bệnh nhân bệnh bạch cầu lymphô cấp tính có các phản ứng phụ này.Các biểu hiện của bệnh do Herpes zoster gây ra cũng có thể xảy ra ở các bệnh nhân có nguy cơ cao, tuy nhiên tần xuất mắc và mức độ nghiêm trọng không cao hơn so với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh mắc một cách tự nhiên. Các phản ứng phụ thường gặp là: các biểu hiện tại chỗ tiêm (như đau, sưng tấy đỏ, nổi ban, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng), sốt cao trên 102oF (39oC), phát ban dạng thủy đậu (toàn thân hoặc tại chỗ tiêm).
Chú ý đề phòng:
Điều trị với liệu pháp phù hợp bằng epinephrine (1:1000) ngay sau khi phản ứng quá mẫn xảy ra. Khoảng thời gian còn hiệu lực bảo vệ đối với bệnh thủy đậu sau khi tiêm phòng vắcxin Varicella chưa được biết rõ.Các trường hợp lây truyền virut vắcxin từ người được tiêm mà không có biểu hiện phát ban dạng thủy đậu đã được thông báo tuy nhiên chưa có khẳng định.Vì vậy, nếu có thể người được tiêm phải tránh tiếp xúc chặt chẽ với người có nguy cơ mắc bệnh cao trong vòng 6 tuần sau khi tiêm.Những người có nguy có cao đó là các đối tượng suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai trong tiền sử chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc xét nghiệm không thấy sự nhiễm bệnh trước đó. Người mẹ cần thận trọng khi tiêm phòng vắcxin trong thời kỳ cho con bú do một số virut có thể có mặt trong sữa mẹ cho dù chưa rõ virut thủy đậu có thể bài tiết ra theo sữa mẹ hay không. Trong trường hợp điều trị bằng 6-mercaptopurine, phải ngưng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi tiêm vắcxin và tiếp tục sử dụng lại sau đó ít nhất 1 tuần. Trong những trường hợp khẩn cấp (phải tạo miễn dịch bị động bằng cách tiêm immunoglonulin Varicella-zoster), tiêm phòng vắcxin cần được tiến hành trừ khi có triệu chứng suy giảm miễn dịch.Trong các trường hợp khẩn cấp này, vắcxin phải được tiêm trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với virut varicella.
Liều lượng:
Vắcxin phải được sử dụng ngay không quá 30 phút sau khi pha với nước hồi chỉnh kèm theo. Liều đơn: 0,5ml theo đường tiêm dưới da.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng