Chỉ định:
- Cao huyết áp ở bệnh nhân người lớn. Có thể đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác, đặc biệt với các thuốc lợi tiểu Thiazid. Captopril và Thiazid có hiệu quả hạ áp cộng hưởng.
- Điều trị bệnh nhân suy tim không đáp ứng với trị liệu bằng thuốc lợi tiểu và Digitalis. – Điều trị nhồi máu cơ tim và bệnh nhân do tiểu đường.
Chống chỉ định:
Tiền sử mẫn cảm với Captopril hoặc bất cứ thuốc ức chế men chuyển nào khác (ví dụ như bệnh nhân đã từng bị phù mạch khi điều trị bằng một thuốc ức chế men chuyển khác).
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
- Bệnh nhân bị suy thận : Một số bệnh nhân bị bệnh thận, đặc biệt là hẹp động mạch thận ở hai bên, sau khi được hạ huyết áp với Captopril (thường kèm với một thuốc lợi tiểu) đã bị tăng BUN và creatinin huyết tương. Trong trường hợp này, cần giảm liều Captopril hoặc ngưng thuốc lợi tiểu, hoặc cả hai. Đối với vài người trong số những bệnh nhân này, không thể bình thường hóa áp huyết mà vẫn duy trì tưới máu thận thích ứng được. Một vài bệnh nhân suy tim bị suy giảm chức năng thận khi điều trị dài hạn, tuy nhiên sau đó chức năng thận thường ổn định lại. Một số ít bệnh nhân bị phù mạnh ở mặt, niêm mạc miệng và các chi, tình trạng này hồi phục khi ngưng thuốc. Phù thanh quản cũng được ghi nhận.– Hẹp van : Captopril, như bât cứ thuốc giảm kháng lực mạnh khác, chỉ nên dùng một cách hết sức thận trọng ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ vì có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho tưới máu mạch vành do hảm huyết áp.– Tăng kali huyết: ở bệnh nhân suy thận, tiểu đường và những người dùng kèm thuốc lợi tiểu giữ Kali hoặc Kali bổ sung; hoặc những thuốc khác liên quan đến sự gia tăng kali huyết tương (ví dụ: heparin).– Ho : sử dụng Captopril có thể gây ho khan, ho dai dẳng và sẽ chấm dứt khi ngưng trị liệu.– Phẫu thuật / gây mê: ở bệnh nhân được đại phẫu hoặc gây mê bằng thuốc có khả năng gây tụt huyết áp, Captopril sẽ ức chế sự hình thành angiotensin II dưới tác dụng của Renin. Nếu tụt huyết áp xảy ra và nghĩ là do cơ chế này, có thể khắc phục bằng cách chuyền dịch. – Thông báo với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của chứng phù mạch (ví dụ: sưng mặt, mắt, môi, lưỡi, thanh quản, và đầu chi, khó nuốt hay khó thở, khan tiếng), dấu hiệu của nhiễm trùng (ví dụ: viêm họng, sôt) không đáp ứng với trị liệu chuẩn vì đó có thể là dấu hiệu của giảm bạch cầu trung tính, hoặc những dấu hiệu phù tiến triển có thể do protein niêu và hội chứng thận hư để ngưng trị liệu.– Bệnh nhân nên uống Captopril một giờ trước khi ăn. – Captopril có thể gây phản ứng dương tính sai đối với thử nghiệm aceton trong nước tiểu . – Protein niệu gặp ở < 1% bệnh nhân Captopril, nhưng chứng này chủ yếu ở những bệnh nhân bị bệnh thận trước đó. Đối với những bệnh nhân này nên thử protein niệu (que thử nước tiểu sáng sớm) trước khi điều trị và thử định kỳ sau đó đối với bệnh nhân bị thận trước đó hoặc dùng liều cao Captopril (> 150 mg / ngày).– Tụt huyết áp: tụt huyết áp nặng hiếm khi gặp ở bệnh nhân cao huyết áp nhưng có thể là do hậu quả của việc dùng Captopril cho bệnh nhân thiếu muối hoặc thiếu thể tích tuần hoàn (bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu liều cao), bệnh nhân suy tim hoặc bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Ở những người cao huyết áp, khả năng tụt huyết áp với liều đầu Captopril có thể giảm thiểu bằng cách ngưng các loại thuốc lợi tiểu hoặc tăng lượng muối ăn khoảng một tuần trước khi bắt đầu điều trị với Captopril, hoặc khởi đầu điều trị với liều thấp (6,25 hoặc 12,5 mg). Nên theo dọi ít nhất một giờ sau liều đầu tiên.
- Ở bệnh nhân suy tim đã có trường hợp tụt huyết áp, thường trong vòng một giờ Captopril đầu tiên. Cơn tụt huyết áp thoáng qua này có thể xảy ra sau bất kỳ liều đầu tiên nào và thường đươc dung nạp tốt, không gây ra những triệu chứng khác hoặc có thể gây choáng váng nhẹ và ngắn, mặc dù đôi khi tụt huyết áp liên quan đến loạn nhịp hoặc rối loạn dẫn truyền. Do khả năng gây tụt huyết áp ở những bệnh nhân này, việc trị liệu nên bắt đàu dưới sự giám sát chặt chẽ. Liếu khởi đầu 6,25 hoặc 12,5mg, hai hoặc ba lần trong một ngày có thể giảm thiểu tác dụng của huyết áp. – Suy gan : rất hiếm khi thuốc ức chế men chuyển liên quan đến một hội chứng khởi đầu bằng vàng da ứ mật và diễn tiến đến hoại tử gan bạo phát và đôi khi tử vong Cơ chế của hội chứng này chưa được hiểu rõ . Bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển bị vàng da hoặc tăng enzym gan đáng kể, nên ngưng dùng thuốc ức chế men chuyển và cần được theo dõi chăm sóc thích hợp.Phản ứng phụ:
- Trên da: ban da, thường ngứa và dạng dát sần, nhưng hiếm gặp mề đay và thường xảy ra ở 4 tuần đầu điều trị, tùy thuộc vào tình trạng thận và liều dùng. Các phản ứng này có thể tự giới hạn và hồi phục và trị khỏi bằng thuốc kháng Histamin. Ở phần lớn các bệnh nhân tình trạng này sẽ hồi phục khi tiếp tục trị liệu với liều tương tự hoặc giảm liều. Khoảng 7-10% bệnh nhân bị ban da có sự gia tăng bạch cầu ưa eosin và / hoặc hàm lượng ANA dương tính . Ngứa, nóng bừng, sang thương dạng pưmphigus có thể hồi phục và nhạy cảm ánh sáng cũng được ghi nhận.– Tiêu hóa: thay đổi khẩu vị, mất ngon miệng, có thể tự hồi phục và giới han (2-3 tháng). Ở hần hết bệnh nhân, tình trạng này sẽ biến mất khi tiếp tục trị liệu. Sự giảm cân có thể liên quan đến sự mất ngon miệng.– Thận: Protein niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận, hội chứng thận hư, đa niệu, thiểu niệu hiếm khi xảy ra và không chắc là không liên quan đến dùng thuốc .– Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm tiểu cầu và giảm cả 3 dòng tế bào.– Tim mạch: Tụt huyết áp, nhịp nhanh, đau ngực và đánh trống ngực gặp ở khoảng 1% bệnh nhân. Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hội chứng Raynaud và suy tim sung huyết xảy ra ở khoảng 0,3 % bệnh nhân. –Phù mạch(angioedema)gặp ở khoảng 0,1 % bệnh nhân. Đã có trường hợp phù mạch ở vùng đường hô hấp trên gây tử vong do tắc nghẽn đường hô hấp– Các triệu chứng khác: dị cảm bàn tay, bệnh huyết thanh, co thắt phế quản và bệnh hạch bạch huyết.
Liều lượng:
Captopril Stada® 25 được sử dụng bằng đường uống.– Cao huyết áp : + liều khởi đầu 50 mg x 1 lần/ngày hoặc 25 mg x 2 lần/ngày. Nếu huyết áp hạ không thỏa đang sau 1 hoặc 2 tuần, có thể tăng liều đến 100 mg/ngày chia 1 hoặc 2 lần. Nếu huyết áp vẫn chưa được kiểm soát thỏa đáng sau 1 hoặc 2 tuần ở liều này (và bệnh nhân chưa từng dùng thuốc lợi tiểu), nên dùng thêm một liều vừa phải thuốc lợi tiểu thiazid (ví dụ hydroclorothiazid 25 mg/ngày). Nếu cần hạ huyết áp thêm nữa có thể tăng liều cộng thêm trong khi vẫn tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu và có thể uống thuốc 3 lần/ngày. + Liều trong điều trị cao huyết áp thường không quá 150 mg/ngày . Không nên dùng quá liều tối đa 450 mg/ngày.
- Suy tim : + Ở bệnh nhân có huyết áp bình thường hoặc thấp đã được điều trị với thuốc lợi tiểu liều cao, có thể bị giảm natri huyết và/hoặc giảm thể tích tuần hoàn, dùng liều khởi đầu 6,25 mg hoặc 12,5 mg x 3 lần/ngày có thể giảm thiểu mức độ cũng như thời gian huyết áp thấp. Ở những bệnh nhân này trong vài ngày kế tiếp tăng liều chậm để đạt đến liều hàng ngày thường dùng. + Đối với hầu hết các bệnh nhân, liều thường dùng là 25mg x 3 lần/ngày. Sau khi đã đạt đến liều 50mg x 3 lần/ngày không nên tăng liều nữa trong vòng ít nhất 2 tuần để xác định sự đáp ứng của bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng khả quan với liều 50mg hoặc 100mg x 3 lần/ngày. Không nên vượt quá liều tối đa 450mg/ngày. Nhồi máu cơ tim : cơ thể đạt được hiệu quả tốt hơn nếu khởi đầu trị liệu từ ngày thứ 3 sau cơn nhồi máu cơ tim. Liều khởi đầu 6,25mg, tăng liều dần đến 37,5 mg/ngày. Nếu thuốc được dung nạp tốt tăng liều Captopril đến 75mg/ngày trong vài ngày kế tiếp cho đến khi đạt liều cuối cùng 150 mg/ngày trong nhiều tuần sau đó.– Tiểu đường : Liều đề nghị hàng ngày: 75mg-100mg chia nhiều lần.
- Điều chỉnh liều trong suy thận: Captopril với liều 75mg/ngày uống nhiều lần dung nạp được. Đối với bệnh nhân suy thận nặng, nên dùng liều khởi đầu thấp và tăng mỗi lần từng lượng nhỏ trong 1-2 tuần. Sau khi đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, nên giảm lại liều lượng một cách từ từ để xác định liều tối thiểu có hiệu quả.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng