Chỉ định:
Cefotaxim được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim bao gồm:
- Áp xe não, bệnh lậu, bệnh thương hàn.
- Viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi.
- Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với Metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với Cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với Penicilin.
- Mẫn cảm với Lidocian (nếu dùng Lidocian làm dung môi).
Tương tác thuốc:
- Với Colitin (là kháng sinh Polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
- Với kháng sinh nhóm Penicilin:+ Azlocilin: người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ.+ Phải giảm liều Cefotaxim ở người bệnh bị suy thận hay chức năng thận bình thường khi dùng trung với Mezlocilin hay Azlocilin.
- Cefotaxim làm tăng độc tính đối với thận của Cyclosporin.
- Để tránh tương kỵ vật lý có thể xảy ra, không được pha Cefotaxim với dung dịch kiềm như dung dịch Natri bicarbonat. Tiêm Cefotaxim riêng rẽ, không tiêm cùng với Aminoglycosid hay Metronidazol. Không trộn lẫn Cefotaxim với các kháng sinh khác trong một bơm tiêm hay một bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch.
Tác dụng ngoại y (phụ):
- Hay gặp: tiêu chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
- Ít gặp: giảm bạch cầu ưa eosin, bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp…
- Hiếm gặp: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết.
Chú ý đề phòng:
Liều lượng:
* Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.Liều thường dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 40 kg: 1-2 g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong mỗi 12 giờ. Liều tối đa có thể dùng 12 g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3-6 lần. Liều lượng thường dùng đối với nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là trên 6 g mỗi ngày.
- Trẻ em: 100-150mg/kg thể trọng mỗi ngày (ở trẻ sơ sinh là 50mg/kg thể trọng chia làm 2 đến 4 lần.Có thể tăng liều lên 200mg/kg (từ 100 đến 150mg/kg đối với trẻ sơ sinh).
- Trẻ đẻ non, độ thanh thải của thận chưa hoàn chỉnh, liều không nên quá 50mg/kg thể trọng mỗi ngày.
- Cần giảm liều Cefotaxim ở người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút), liều tối đa cho một ngày là 2g.
- Điều trị bệnh lậu: liều duy nhất 1g Cefotaxim.
- Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: tiêm 1g Cefotaxim trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút. Mổ đẻ thì tiêm 1g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay khi kẹp cuống rau và sau đó 6 đến 12 giờ thì tiêm 2 liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.* Cách dùng:
- Tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3-5 phút, truyền tĩnh mạch trong vòng từ 20-60 phút).
- Để pha dung dịch truyền tĩnh mạch phải dùng các dung dịch như Natri Clorid 0,9%, Glucose 5%, và Natri clorid 0.45%, Lactat Ringer hay một dung dịch truyền tĩnh mạch nào có PH từ 5-7.Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm để phòng viêm tĩnh mạch. Pha thêm thuốc tê Lidocain với thuốc ngay trước khi tiêm bắp để giảm đau.
- Các dung dịch Cefotaxim đã pha để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp vẫn giữ được tác dụng sau 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 22oC, trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (dưới 5oC) và trong 12-13 ngày nếu để đông lạnh.
- Dung dịch Cefotaxim đã pha để truyền tĩnh mạch vẫn giữ nguyên hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu để ở nhiệt độ 22oC trong vòng 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh.
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng