Chỉ định:
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
Liều lượng:
Bảo quản:
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: ZINC
Tên khác:
Kẽm
Thành phần:
Zinc gluconat, Zinc oxide
Tác dụng:
Kẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, hàu, sò.... Tuy nhiên, ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau:
Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay)
- Người bị rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ, sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ)
- Người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều, hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)...
Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.
Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.
Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Quá liều:
Bổ sung quá nhiều kẽm (liều từ 150mg Zn/ngày trở lên) sẽ bị ngộ độc kẽm với nhiều triệu chứng rối loạn, kết hợp với tình trạng thiếu nguyên tố đồng (Cu) trong cơ thể, giảm sự hấp thu sắt, giảm cholesterol tốt HDL.
Chống chỉ định:
Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.
Tác dụng phụ:
Thận trọng:
Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Tương tác thuốc:
Nên dùng cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
Liều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối ví dụ kẽm gluconat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Như một thuốc viên bổ sung kẽm chứa 70mg kẽm gluconat thật ra chỉ chứa 10mg kẽm nguyên tố, viên kẽm như thế sẽ được gọi viên 70mg kẽm gluconat tương đương 10mg kẽm.
Liều RDA khuyến cáo dùng 8 - 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm, ta có thể dùng hằng ngày 1 viên 70mg kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm).
Những người nên bổ sung kẽm
Người mắc bệnh tiêu hóa: Những trường hợp bị bệnh thận, viêm ruột hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó khăn hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy hằng ngày chúng ta nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Những người ăn chay: Trong chế độ ăn hằng ngày hàm lượng lớn của kẽm được chứa từ trong cá, thịt, vì vậy mà người ăn chay nên bổ sung lượng kẽm thiếu hụt trong thức ăn.
Người nghiện rượu bia: Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì có nồng độ trong cơ thể rất thấp và bị bài tiết qua nước tiểu vì thế mà nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm.
Cách sử dụng
Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.
Mô tả:
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng