Chỉ định:
CƠ CHẾ TÁC DỤNG: Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mạn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xạnh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Theo những quan điểm mới thì viêm khớp dạng thấp được coi là bệnh tự miễn. Về cơ chế bệnh sinh có thể được giải thích như sau: do các tế bào trong cơ thể bị thoái hóa, thiếu năng lượng dẫn đến mất thông tin làm hệ miễn dịch nhận diện sai là các kháng nguyên lạ nên đã hình thành các kháng thể tự sinh (yếu tố dạng thấp) để chống lại các kháng nguyên đó. Chính vì vậy, hướng điều trị là tăng cường năng lượng cho các tế bào, tằng cường chức năng các cơ quan, chống thoái hóa ở các tổ chức, tăng cường khả năng nhận diện của các tế bào miễn dịch, chống tự miễn. Bên cạnh đó cũng cần phải phối hợp điều trị triệu chứng: chống viêm, giảm đau… Hoàng thấp linh là sự phối hợp các thành phần thảo dược với tiền hormone tự nhiên (Pregnenolone) và acid amin, muối khoáng; có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào (L-Carnitine, Magnesium), tăng cường tuần hoàn (Nhũ hương); đặc biệt là tác dụng tăng cường khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch, chống tự miễn (Pregnenolone, Sói rừng); ngoài ra chống viêm, giảm sưng (Pregnenolone, Sói rừng, Bạch thược, Hy thiêm). Do vậy Hoàng thấp linh rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. • Bạch thược (Paeonia lactiflora), có vị đắng chua, hơi chát, qui vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát. Bạch thược thường được dùng để trị chứng chân tay nhức mỏi. • Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), có vị cay đắng, tính mát, qui vào hai kinh can, thận, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương. Hy thiêm được sử dụng để điều trị phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đâu nhức… • Sói rừng (Sarcandra glabra), có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói được dùng chữa gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn. • Nhũ hương (Pistacia lentiscus), có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, có tác dụng điều khí, hoạt huyết. • Pregnenolone là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên và được sử dụng như một thực phẩm chức năng tại Mỹ và các nước khác. Pregnenolone được ứng dụng trong điều trị viêm khớp từ những năm 1940 do có tác dụng ngăn chặn viêm và sưng khớp. • L-Carnitine cần cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. L-Carnitine đóng một vai trò quan trọng, giống như những nhà máy năng lượng cơ thể. Ngoài ra, L-Carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể. CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp.
- Giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp • Đối tượng sử dụng: Dùng cho những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp./
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
Liều lượng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên, uống trước bữa ăn 30 phút.
- Nên dùng một đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Bảo quản:
5. BẢO QUẢN Để noi khô mát, tránh ánh sáng. HẠN SỬ DỤNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. ĐÓNG GÓI: Hộp 3 vỉ x10 viên nang. Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: BẠCH THƯỢC
Tên khác:
Thược dược
Thành phần:
Radix Paeoniae albae
Tác dụng:
Bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
Chỉ định:
- Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
Quá liều:
Chống chỉ định:
Trúng hàn, đau bụng tiêu chảy, đầy bụng thì không nên dùng.
Tác dụng phụ:
Thận trọng:
Tương tác thuốc:
Dược lực:
Dược động học:
Cách dùng:
Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.
Mô tả:
Bạch thược là cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa nở vào tháng 5-6.
Bảo quản:
Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng