Levisdon

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký: VN-8081-09
Nhóm dược lý: Hướng tâm thần
Thành phần: Risperidone
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất: Laboratorios Lesvi S.L
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:


Chống chỉ định:


Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):


Chú ý đề phòng:


Liều lượng:


Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: RISPERIDONE

Tên khác:
Risperidon

Thành phần:
Risperidone

Tác dụng:
Risperidone có ái lực cao với các thụ thể serotonin 5-HT2 và dopamine D2.

Risperidone cũng gắn kết vào thụ thể alfa1 (alpha1-adrenergic) và có ái lực thấp hơn với thụ thể histamine H1 và thụ thể alpha2-adrenergic. Risperidone không có ái lực với các thụ thể cholinergic. Mặc dầu risperidone là chất đối kháng mạnh với thụ thể D2, được xem là cải thiện các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng risperidone ít gây ức chế các hoạt động về vận động và ít gây chứng giữ nguyên thế hơn các thuốc an thần kinh chủ yếu. Là chất đối kháng cân bằng giữa thụ thể serotonin và dopamine trung ương, risperidone có thể làm giảm nguy cơ gây tác dụng phụ ngoại tháp và mở rộng tác động điều trị đối với các triệu chứng âm tính và triệu chứng cảm xúc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Chỉ định:
Risperidone được chỉ định điều trị các dạng bệnh tâm thần phân liệt, bao gồm loạn thần giai đoạn đầu tiên, tâm thần phân liệt cấp tiến triển xấu, tâm thần phân liệt mạn tính và các dạng loạn thần khác, trong đó nổi bật các triệu chứng dương tính (như ảo giác, hoang tưởng, rối loạn tư duy, thù hằn, đa nghi) và/hoặc các triệu chứng âm tính dễ thấy (như cảm xúc cùn mòn, co rút về tình cảm và xã hội, ngôn ngữ nghèo nàn). Risperidone cũng cải thiện các triệu chứng cảm xúc (như trầm cảm, cảm giác tội lỗi, lo âu) kết hợp với tâm thần phân liệt. Ở những bệnh nhân đạt được sự cải thiện tốt về mặt lâm sàng sau đợt điều trị đầu tiên, Risperidone cũng rất hiệu quả trong việc duy trì ổn định tình trạng lâm sàng trên. Risperidone được chỉ định điều trị các rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mà có các triệu chứng như kích động (bùng nổ lời nói, bạo lực), rối loạn hoạt động (bối rối, lo âu, thơ thẩn), hoặc triệu chứng loạn thần nổi trội. Risperidone cũng được chỉ định điều trị hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực. Hưng cảm đặc trưng bởi các triệu chứng như tự cao, cởi mở khí sắc, cáu kỉnh, tự mãn, giảm nhu cầu ngủ, nói nhiều, tư duy tăng nhanh, rối loạn kiểm soát hay kém nhận xét bao gồm cả hành vi phá phách hay kích động. Risperidone được chỉ định điều trị rối loạn cư xử và hành vi bị phá vỡ ở trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn với chức năng vận dụng trí óc dưới mức trung bình hay chậm phát triển tâm thần vận động mà hành vi bị phá hủy nổi trội (ví dụ: kích động, bốc đồng hoặc hành vi tự gây thương tích). Risperidone được chỉ định để điều trị tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Quá liều:
Triệu chứng:

Nhìn chung, những dấu hiệu và triệu chứng được ghi nhận là kết quả từ tác dụng quá mức về tác động dược lý đã được biết của thuốc. Những triệu chứng này bao gồm buồn ngủ và an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp. Sự quá liều cho đến 360mg đã được báo cáo. Những bằng chứng hiện có gợi ý Risperidone có khoảng an toàn rộng. Trong trường hợp quá liều, đoạn QT kéo dài đã được báo cáo ở một vài ca hiếm hoi.Trong trường hợp quá liều cấp tính, nên xem xét khả năng đã dùng nhiều thuốc.

Ðiều trị: Thiết lập và duy trì sự thông đường hô hấp và đảm bảo đầy đủ oxy và thông khí. Rửa dạ dày (sau khi đã đặt nội khí quản, nếu bệnh nhân bất tỉnh) và nên xem xét việc dùng than hoặc kết hợp với thuốc xổ. Nên bắt đầu theo dõi tim mạch ngay kể cả theo dõi điện tâm đồ liên tục để phát hiện loạn nhịp có thể xảy ra. Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với Risperidone. Do đó những biện pháp hỗ trợ thích hợp nên được áp dụng. Hạ huyết áp và suy tuần hoàn nên được điều trị bằng những biện pháp thích hợp như truyền dịch tĩnh mạch và/hoặc thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm. Trong trường hợp có triệu chứng ngoại tháp nặng, nên dùng các thuốc kháng cholinergic. Nên tiếp tục giám sát và theo dõi chặt chẽ về mặt y khoa cho đến khi bệnh nhân hồi phục.

Chống chỉ định:
Risperidone được chống chỉ định đối với những bệnh nhân quá mẫn với thuốc.

Tác dụng phụ:
Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng sử dụng rộng rãi kể cả dùng dài ngày, nhìn chung Risperidone được dung nạp tốt và trong nhiều trường hợp, khó phân biệt tác dụng phụ với những triệu chứng tâm thần. Những tác dụng phụ được quan sát thấy khi sử dụng Risperidone như sau:

Thường gặp: Mất ngủ, bứt rứt, lo âu, nhức đầu. An thần được ghi nhận hay gặp ở thanh thiếu niên hơn ở người lớn. Nhìn chung, thuốc có tác dụng an thần nhẹ và thoáng qua.

Ít gặp: Ngủ gà, mệt mỏi, choáng váng mất tập trung, táo bón, ăn không tiêu, buồn nôn/nôn, đau bụng, nhìn mờ, chứng cương dương vật, rối loạn chứng năng cương dương vật, rối loạn sự xuất tinh, rối loạn cực khoái, tiểu không kiểm soát, viêm mũi, ban và phản ứng dị ứng khác. Risperidone ít gây tác dụng phụ ngoại tháp hơn so với các thuốc an thần kinh cổ điển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những triệu chứng ngoại tháp sau đây có thể xảy ra: run, cứng cơ, tăng tiết nước bọt, vận động chậm, rối loạn trương lực cấp, chứng nghỉ ngơi không yên. Những triệu chứng này thường nhẹ và phục hồi khi giảm liều và/hoặc cho dùng những thuốc chống Parkinson, nếu cần thiết. Thỉnh thoảng, hạ huyết áp (tư thế đứng), nhịp tim nhanh (phản xạ) hoặc cao huyết áp đã được nhận thấy sau khi uống Risperidone. Ðã có những báo cáo về sự giảm nhẹ số lượng bạch cầu trung tính và/hoặc tiểu cầu. Risperidone có thể gây tăng nồng độ prolactin trong huyết tương phụ thuộc vào liều dùng. Các biểu hiện có thể kết hợp là chảy sữa, to vú ở đàn ông, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và vô kinh.Tăng cân, phù và tăng men gan đã được quan sát thấy trong khi điều trị bằng Risperidone. Một vài tác dụng ngoại ý về mạch máu não, bao gồm tai biến mạch máu não và thiếu máu cục bộ thoáng qua, được ghi nhận khi dùng Risperidone.Tăng đường huyết và làm nặng thêm bệnh tiểu đường sẵn có rất hiếm gặp khi điều trị với risperidone. Cũng như những thuốc an thần kinh cổ điển, những triệu chứng sau thỉnh thoảng được ghi nhận ở bệnh nhân loạn thần: ngộ độc nước hoặc do uống nước nhiều hoặc do uống nước nhiều hoặc do hội chứng SIADH (sự tiết không thích hợp của nội tiết tố chống lợi tiểu), rối loạn vận động muộn, hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh, rối loạn điều hòa thân nhiệt và các cơn động kinh.

Thận trọng:
Bệnh nhân già có sa sút trí tuệ:

Tỉ lệ tử vong chung:

Bệnh nhân già có sa sút trí tuệ được điều trị với thuốc chống loạn thần mới có gia tăng tỉ lệ tử vong so với giả dược theo phân tích 17 thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng các thuốc chống loạn thần mới bao gồm cả Risperidone.

Dùng cùng lúc với furosemide:

Tuy nhiên thận trọng phải được đặt ra và việc cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của sự phối hợp thuốc này phải được xem xét kỹ trườc khi quyết định. Không có sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân đang dùng những thuốc lợi tiểu khác phối hợp với risperidone. Bất kể điều trị như thế nào, sự mất nước đã là 1 nguy cơ cao cho tử vong và vì thế cần phải tránh mất nước 1 cách cẩn thận ở những bệnh nhân già kèm sa sút trí tuệ.

Tác dụng phụ lên mạch máu não:

Trong những thử nghiệm có so sánh với giả dược ở người lớn tuổi có sa sút trí tuệ, tỉ lệ tác dụng phụ trên hệ thống mạch máu não cao hơn (tai biến hệ thống mạch máu não và thiếu máu cục bộ thoáng qua) kể cả tử vong bệnh nhân được điều trị bằng Risperidone so với bệnh nhân dùng giả dược (tuổi trung bình là 85 tuổi: từ 73-97 tuổi). Do tác dụng chẹn alpha của risperidone, chứng hạ huyết áp (tư thế) đứng có thể xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn điều chỉnh liều ban đầu. Risperidone nên được dùng thận trọng đối với những bệnh nhân được biết có bệnh về tim mạch (ví dụ như suy tim, nhồi máu cơ tim, bất thường về dẫn truyền, mất nước, giảm thể tích máu hoặc bệnh mạch máu não) và liều dùng nên được điều chỉnh từ từ như đã được khuyến cáo. Nên xem xét việc giảm liều nếu hạ huyết áp xảy ra. Những thuốc có tính chất đối kháng cụ thể dopamine có liên quan với việc gây ra rối loạn vận động muộn đặc trưng bởi: các cử động nhịp nhàng không tự ý, chủ yếu lưỡi và/hoặc ở mặt. Ðã có báo cáo rằng sự xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp là một yếu tố nguy cơ cho việc phát triển rối loạn vận động muộn, bởi vì Risperidone ít có khả năng gây ra các triệu chứng ngoại tháp hơn so với các thuốc an thần kinh cổ điển. Nếu những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn xảy ra, việc ngừng sử dụng tất cả các thuốc chống loạn thần nên được xem xét. Hội chứng ác tính của các thuốc an thần kinh, đặc trưng bởi sốt cao, cứng đờ cơ, sự không ổn định về thần kinh tự động, rối loạn ý thức và tăng nồng độ creatine phosphokinase huyết tương đã được báo cáo xảy ra với các thuốc chống loạn thần. Dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm myoglobin niệu và suy thận cấp. Trong trường hợp này tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả Risperidone, nên ngưng sử dụng. Thầy thuốc cần phải cân nhắc nguy cơ so với ích lợi của thuốc khi kê toa những thuốc chống loạn thần, kể cả Risperidone, đối với bệnh nhân Parkinson hay sa sút trí tuệ có thể Lewy (DLB, Dementia Lewy Bodies) vì cả 2 nhóm có thể có nguy cơ cao hội chứng thần kinh ác tính cũng như tăng độ nhạy cảm với liệu pháp chống loạn thần. Sự biểu lộ tăng nhạy cảm có thể bao gồm: lơ mơ, mất trí giác, không ổn định tư thế với việc thường xuyên ngã, cộng với các triệu chứng ngoại tháp.Tăng đường huyết hay làm nặng lên bệnh tiểu đường sẵn có đã được ghi nhận ở 1 số rất hiếm trường hợp điều trị với Risperidone. Nên theo dõi lâm sàng thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân có nguy cơ cao bị tiểu đường.Các thuốc an thần kinh cổ điển được biết làm giảm ngưỡng động kinh, nên cẩn thận khi điều trị bệnh nhân bị động kinh. Nên khuyên bệnh nhân kiềm chế việc ăn uống quá độ vì có thể bị tăng cân.

Ở bệnh nhân bị phenylketone niệu, nên dùng Risperidal viên ngậm tan trong miệng chứa aspartame 0,25; 0,5 và 1mg thay 0,5; 1 và 2mg (viên thường). Xem Liều dùng cụ thể ở người già, bệnh nhân có sa sút trí tuệ, trẻ em có rối loạn cư xử và hành vi bị phá vỡ và cho bệnh nhân suy gan, suy thận.

Ảnh hưởng đến việc lái xe và sử dụng máy móc: Risperidone có thể ảnh hưởng đến những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo về tinh thần. Do đó, những bệnh nhân đang dùng Risperidone được khuyên không nên lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết rõ sự nhạy cảm của họ.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Ðộ an toàn của Risperidone khi sử dụng cho phụ nữ có thai chưa được xác định. Mặc dù qua thử nghiệm trên động vật, risperidone không cho thấy độc tính trực tiếp trên sự sinh sản, một số tác dụng gián tiếp qua trung gian của prolactin và hệ thần kinh trung ương đã được ghi nhận. Tác động gây quái thai của risperidone không được ghi nhận ở bất cứ nghiên cứu nào. Do đó, chỉ nên dùng Risperidone trong lúc mang thai nếu lợi ích điều trị hơn hẳn nguy cơ tai biến.

Risperidone cũng không được biết có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Ở những nghiên cứu trên động vật, risperidone và 9-hydroxy-risperidone được bài tiết qua sữa. Do đó, phụ nữ đang dùng Risperidone không nên cho con bú.

Tương tác thuốc:
Nguy cơ dùng kết hợp Risperidone với những thuốc khác chưa được đánh giá một cách có hệ thống. Do Risperidone có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương vì vậy nên thận trọng khi dùng với các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương.Risperidone có thể đối kháng tác động của Levodopa và các chất đồng vận dopamine khác. Carbamazepine cho thấy làm giảm nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của Risperidone trong huyết tương. Những thuốc cảm ứng men gan khác cũng có tác dụng tương tự. Liều của Risperidone nên được điều chỉnh lại và giảm liều nếu cần thiết khi ngưng dùng carbamazepine và những thuốc cảm ứng gan khác. Topiramate làm giảm khả dụng sinh học của risperidone ở mức độ vừa phải nhưng không phải của phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần vì thế tương tác thuốc này có vẻ không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Phenothiazines, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và một số thuốc chẹn beta có thể làm tăng nồng độ Risperidone trong huyết tương nhưng không ảnh hưởng phần có hoạt tính chống loạn thần amitriptyline không ảnh hưởng đến dược động học của Risperidone hoặc phần có hoạt tính chống loạn thần. Cimetidine và ranitidine làm tăng khả dụng sinh học của risperdone nhưng không quan trọng đối với hoạt tính chống loạn thần. Fluoxetine và paroetine, các tác nhân ức chế CYP 2D6 làm tăng nồng độ Risperidone trong huyết tương, nhưng ít ảnh hưởng đến phần hoạt tính chống loạn thần của thuốc. Khi sự phối hợp fluoxetine hay paroxetine được đặt ra hay ngừng lại, thầy thuốc phải đánh giá lại liều Risperidone. Erythromycine, 1 tác nhân ức chế CYP 3A4 không làm thay đổi dược động học của Risperidone và phần có hoạt tính chống loạn thần. Thuốc ức chế men cholinesterase, galantamine và donezepil không cho thấy kết quả liên quan về mặt lâm sàng đối với dược động học của risperdone và phần có hoạt tính chống loạn thần. Khi Risperidone được uống cùng với các thuốc gắn kết cao với protein thì không có sự thế chỗ lẫn nhau có ý nghĩa về mặt lâm sàng của bất cứ thuốc nào từ protein huyết tương. Risperidone không cho thấy kết quả liên quan về mặt lâm sàng đối với dược động học của lithium, valproate hay digoxin.Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu Risperidone.

Dược lực:
Risperidone là một chất đối kháng monoaminergic có chọn lọc với những đặc tính riêng biệt.

Dược động học:
- Hấp thu: Risperidone được hấp thu hoàn toàn sau khi uống, đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1-2 giờ. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vì vậy risperidone có thể dùng lúc no hoặc đói.

- Phân bố: Risperidone được phân bố nhanh chóng. Thể tích của sự phân bố là 1-2L/kg. Trong huyết tương, risperidone được gắn kết với albumin và alpha1-acid glycoprotein. Sự gắn kết với protein huyết tương của risperidone là 88%, của 9-hydroxy-risperidone là 77%.

- Chuyển hoá: Risperidone được chuyển hóa bởi cytochrom P-450 IID6 thành 9-hydroxy-risperidone, chất này có tác dụng dược lý tương tự như risperidone. Risperidone cùng với 9-hydroxy-risperidone tạo nên thành phần có hoạt tính chống loạn thần. Ðường chuyển hóa khác của risperidone là loại gốc alkyl ở Nitơ.

- Thải trừ: Một tuần sau khi uống, 70% liều uống được thải trừ trong nước tiểu và 14% trong phân.

Về dược động học của risperidone, 9-hydroxy risperidone và phần có hoạt tính ở trẻ em giống như ở người lớn.

Cách dùng:
Bệnh tâm thần phân liệt: Chuyển từ các thuốc chống loạn thần khác sang Risperidone. Khi điều kiện trị liệu thích hợp, nên ngưng dần dần sự điều trị trước đó trong khi bắt đầu điều trị bằng Risperidone. Cũng như vậy, trong điều kiện trị liệu thích hợp khi chuyển bệnh nhân đang dùng các thuốc chống loạn thần có tác dụng kéo dài sang Risperidone, thì nên bắt đầu dùng Risperidone thay cho lần tiêm tiếp theo. Nhu cầu cho việc tiếp tục dùng những thuốc chống Parkinson nên được đánh giá lại định kỳ.

Người lớn: Risperidone có thể được dùng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày. Nên khởi đầu dùng Risperidone với liều 2mg/ngày. Nên tăng liều lên 4mg vào ngày thứ hai và có thể duy trì điều trị bằng liều này, liều duy trì có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh. Hầu hết bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt với liều 4mg-6mg mỗi ngày. Ở một số bệnh nhân, giai đoạn chuẩn liều chậm và liều khởi đầu, liều duy trì thấp hơn có thể phù hợp. Liều trên 10mg/ngày không thấy có hiệu quả cao hơn so với những liều thấp hơn và có thể gây ra những triệu chứng ngoại tháp. Vì độ an toàn của liều trên 16mg/ngày chưa được đánh giá, do đó không nên dùng liều cao hơn mức này. Bezodiazepine có thể được phối hợp thêm với Risperidone nếu cần có thêm tác dụng an thần.

Người già: Liều khởi đầu nên dùng là 0,5mg x 2lần/ngày. Liều này có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5mg x 2lần/ngày tùy theo từng bệnh nhân cho đến liều 1-2mg x 2lần/ngày. Risperidone được dung nạp tốt ở người già.

Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm đầy đủ về tâm thần phân liệt ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ: Nên khởi đầu với liều 0,25mg x 2lần/ngày. Tùy bệnh nhân có thể tăng thêm 0,25mg x 2lần/ngày nếu cần, nhưng nên dùng cách ngày.Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với liều tối ưu sau cùng là 0,5mg x 2lần/ngày. Tuy nhiên, ở một vài bệnh nhân cần đến liều 1mg x 2 lần/ngày mới đạt hiệu quả.Khi đã đạt đến liều thích hợp, có thể cho bệnh nhân uống 1 lần/ngày. Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risperidone phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh.

Ðiều trị rối loạn lưỡng cực-thể hưng cảm:

Người lớn: Risperidone nên được uống 1 lần trong ngày, khởi đầu với 2-3mg. Nếu cần sự tăng liều, nên được thực hiện sau 1 ngày và tăng 1mg/ngày. Hiệu quả của thuốc được ghi nhận trong khoảng liều dao động từ 1-6mg/ngày.Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risperidone phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh.

Trẻ em: Không có kinh nghiệm điều trị hưng cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Rối loạn cư xử và hành vi bị phá vỡNgười ≥ 50kg: Nên khởi đầu với liều 0,5mg (1 lần/ngày), khi cần tùy bệnh nhân có thể tăng thêm 0,5mg/ngày nhưng nên dùng cách ngày. Liều tối ưu ở đa số bệnh nhân là 1mg (1lần/ngày). Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có thể chỉ cần 0,5mg (1lần/ngày) trong khi một số khác cần đến 1,5mg (1 lần/ngày).

Người < 50kg: Nên khởi đầu với liều 0,25mg (1lần/ngày), khi cần tùy bệnh nhân có thể tăng thêm 0,25mg/ngày nhưng nên dùng cách ngày. Liều tối ưu ở đa số bệnh nhân là 0,5mg (1lần/ngày). Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có thể chỉ cần 0,25mg (1lần/ngày) trong khi một số khác cần đến 0,75mg (1lần/ngày).

Giống như tất cả các liệu pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng liên tục Risperidone phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên diễn tiến bệnh.

Chưa có kinh nghiệm dùng thuốc này cho trẻ dưới 5 tuổi.

Tự kỷ-(Trẻ em & thanh thiếu niên): Liều dùng Risperidone phải được kê toa cụ thể theo nhu cầu và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Nên khởi liều 0,25mg/kg cho bệnh nhân có cân nặng < 20kg và 0,5mg/kg cho bệnh nhân có cân nặng ≥ 20kg.Vào ngày điều trị thứ 4 có thể tăng liều thêm 0,25mg cho bệnh nhân cân nặng < 20kg và 0,5mg cho bệnh nhân ≥ 20kg.

Liều này phải được duy trì và sự đáp ứng phải được đánh giá và khoảng ngày 14. Chỉ xem xét tăng thêm liều điều trị ở những bệnh nhân không đạt được đáp ứng lâm sàng đầy đủ. Sự tăng liều có thể thực hiện mỗi 2 tuần ở mức 0,25mg cho bệnh nhân nặng < 20kg hay 0,5mg cho bệnh nhân nặng ≥ 20kg. Trong các nghiên cứu lâm sàng, tổng liều dùng tối đa trong ngày không không vượt quá 1,5mg ở bệnh nhân nặng < 20kg; 2,5mg ở bệnh nhân nặng ≥ 20kg; hay 3,5mg ở bệnh nhân nặng > 45kg.

Risperidone có thể uống 1-2lần/ngày. Với những bệnh nhi bị buồn ngủ, có thể chuyển cách dùng từ 1 lần trong ngày sang 1 lần uống trước khi ngủ hay 2lần/ngày.

Một khi đáp ứng lâm sàng đã đạt được và duy trì, có thể xem xét để giảm dần liều nhằm đạt được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả và sự an toàn. Chưa đủ kinh nghiệm sử dụng ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi.

Ở bệnh nhân suy gan và suy thận: Bệnh nhân suy thận có suy giảm độ thanh thải phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần hơn ở người bình thường. Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan thì nồng độ Risperidone tự do trong huyết tương gia tăng.Bất kể với chỉ định nào, việc khởi liều và tiếp tục dùng thuốc phải được giảm đi một nửa, và quá trình chuẩn liều phải chậm hơn ở những bệnh nhân có suy gan, suy thận. Risperidone phải được dùng một cách thận trọng ở những nhóm bệnh nhân này.

Mô tả:


Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ 15-30 độ C.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Levisdon LevisdonProduct description: Levisdon : GTLaboratorios Lesvi S.L GT28585


Levisdon


RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212