Chỉ định:
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
Liều lượng:
Bảo quản:
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: ZOPICLONE
Tên khác:
zopiclon
Thành phần:
zopiclone
Tác dụng:
Chỉ định:
Điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ, bao gồm khó ngủ, tỉnh giấc về đêm và thức sớm, chứng mất ngủ thoáng qua, tạm thời hoặc mạn tính, và mất ngủ thứ phát do rối loạn tâm thần, trong những trường hợp mà mất ngủ làm cho bệnh nhân suy nhược hoặc kiệt sức trầm trọng.
Quá liều:
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với zopiclon hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chứng nhược cơ nặng, suy hô hấp, hội chứng ngưng thở trầm trọng khi ngủ, suy gan trầm trọng.
- Trẻ em.
Tác dụng phụ:
Thường gặp nhất:
Miệng có vị hơi đắng hay vị kim loại.
Ít gặp:
Rối loạn tiêu hóa nhẹ, bao gồm buồn nôn và nôn, chóng mặt, đau đầu, ngủ gật và khô miệng.
Hiếm gặp:
Rối loạn tâm thần và hành vi, như dễ cáu kỉnh, hung hăng, lú lẫn, chán nản, chứng quên về sau, mộng du, ảo giác và gặp ác mộng, thường gặp hơn ở người cao tuổi. Dị ứng hay những triệu chứng tương tự (như mề đay hay phát ban), đầu lâng lâng và mất khả năng phối hợp, phù nề và/ hoặc phản ứng phản vệ, tăng transaminase và/hoặc alkalin phosphatase trong huyết thanh nhẹ đến trung bình.
Triệu chứng cai thuốc thay đổi gồm chứng mất ngủ trở lại, lo lắng, run, đổ mồ hôi, kích động, lú lẫn, đau đầu, đánh trống ngực, tim đập nhanh, mê sảng, ác mộng, ảo giác, cơn hoảng loạn, đau cơ/ chuột rút, rối loạn tiêu hóa và dễ cáu kỉnh. Cơn động kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
Thận trọng:
Thận trọng lúc dùng
Nguy cơ lệ thuộc thuốc: Kinh nghiệm lâm sàng đến nay với zopiclon cho thấy rằng nguy cơ lệ thuộc thuốc là rất nhỏ khi thời gian trị liệu không quá 4 tuần. Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng theo liều dùng và thời gian trị liệu; tăng cao hơn ở những bệnh nhân có tiền sử uống rượu và/ hoặc lạm dụng thuốc, hay bệnh nhân rối loạn nhân cách rõ rệt. Quyết định sử dụng thuốc ngủ cho những bệnh nhân này chỉ khi điều này đã rõ ràng. Nếu sự lệ thuộc về thể chất tiến triển, ngưng điều trị đột ngột sẽ kèm theo những triệu chứng cai thuốc.
Cai thuốc: Việc ngừng điều trị với zopiclon không chắc có liên quan đến những triệu chứng cai thuốc khi quá trình điều trị được giới hạn trong 4 tuần. Bệnh nhân có thể có lợi từ việc giảm liều dần dần trước khi ngưng hẳn.
Trầm cảm: Không chỉ định zopiclon để điều trị trầm cảm. Bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào của chứng mất ngủ cũng nên được xác định trước khi điều trị triệu chứng để tránh điều trị các triệu chứng tiềm ẩn nghiêm trọng của bệnh trầm cảm.
Dung nạp thuốc: Không có bất kỳ dấu hiệu dung nạp zopiclon với thời gian điều trị đến 4 tuần.
Mất ngủ trở lại: Do nguy cơ cai thuốc hay hiện tượng mất ngủ trở lại có thể tăng khi thời gian điều trị kéo dài, hoặc ngưng điều trị đột ngột, nên việc giảm liều từng bậc có thể hữu ích.
Mộng du và những hành vi liên quan: Chứng quên những sự việc đã thực hiện như ngủ khi đi bộ và những hành vi liên quan khác gồm “ngủ khi lái xe”, khi nấu ăn và đang ăn hay gọi điện thoại được ghi nhận ở bệnh nhân đã dùng zopiclon mà chưa tỉnh dậy hoàn toàn. Việc ngưng điều trị zopiclon cần được cân nhắc kỹ cho những bệnh nhân có hành vi nêu trên.
Chứng quên: Chứng quên hiếm gặp nhưng có thể xảy ra chứng quên về sau, đặc biệt khi giấc ngủ bị gián đoạn hay việc đi ngủ bị hoãn sau khi dùng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên uống thuốc khi chắc chắn đi ngủ và có thể có giấc ngủ trọn đêm.
Kinh nghiệm về việc sử dụng zopiclon trong thai kỳ vẫn còn hạn chế. Vì vậy, không nên chỉ định zopiclon trong thai kỳ.
Nên tránh sử dụng zopiclon cho phụ nữ đang cho con bú vì thuốc bài tiết qua sữa mẹ.
Mặc dù tác dụng phụ hiếm và thường ảnh hưởng không đáng kể, nhưng bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi điều trị cho đến khi xác định được việc thực hiện các công việc này của họ không bị suy giảm. Nguy cơ sẽ tăng khi sử dụng đồng thời với rượu.
Tương tác thuốc:
Rượu, thuốc ức chế TKTW. Giảm liều khi dùng đồng thời benzodiazepin, erythromycin, clarithromycin, ketoconazole, itraconazole, ritonavir. Tăng liều khi dùng đồng thời rifampicin, carmabazepin, phenobarbital, phenytoin.
Dược lực:
Cơ chế hoạt động chính xác của zopiclone chưa được biết chính xác, nhưng hiệu quả của nó được cho là kết quả từ sự tương tác với Các phức hợp thụ thể GABA tại các miền liên kết nằm gần hoặc kết hợp với các thụ thể benzodiazepine.
Dược động học:
Ở người khỏe mạnh zopiclone được hấp thu nhanh, với thời gian nồng độ đỉnh (tmax) xấp xỉ 1 giờ và chu kỳ bán hủy giai đoạn cuối (t1 / 2) khoảng 6 giờ.
Hấp thu và phân bố: Zopiclone được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ sau khi uống. Zopiclone liên kết yếu với protein huyết tương (52-59%).
Chuyển hóa: Sau khi uống, eszopiclone được chuyển hóa rộng rãi bởi quá trình oxy hóa và demethyl hóa. Các chất chuyển hóa là (S) -zopiclone-N-oxit và (S) -N-desmethyl zopiclone; hợp chất thứ hai liên kết với các thụ thể GABA với hiệu lực thấp hơn đáng kể so với Zopiclone
Thải trừ: Sau khi uống, Zopiclone được loại bỏ với một t1 / 2 trung bình khoảng 6 giờ. 75% liều uống đường uống zopiclone được bài tiết trong nước tiểu, chủ yếu là chất chuyển hóa.
Cách dùng:
Liều dùng:
Người lớn: Liều thường dùng: 7,5 mg.
Người cao tuổi: Nên bắt đầu điều trị với liều 3,75 mg.
Bệnh nhân bị suy thận hay suy gan nhẹ đến trung bình: Nên bắt đầu điều trị với zopiclon ở liều 3,75 mg.
Cách dùng:
- Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong mỗi đợt điều trị.
- Nên uống thuốc trước khi đi ngủ, ở tư thế đứng.
- Thời gian trị liệu:
Mất ngủ tạm thời: 2 - 5 ngày.
Mất ngủ ngắn hạn: 2 - 3 tuần.
Một đợt trị liệu không nên kéo dài hơn 4 tuần tính cả thời gian giảm liều.
Mô tả:
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng