Chỉ định:
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Tác dụng ngoại y (phụ):
Chú ý đề phòng:
Liều lượng:
Bảo quản:
THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: TEMOZOLOMID
Tên khác:
Temozolomide
Thành phần:
Temozolomid
Tác dụng:
Chỉ định:
Chỉ định cho trường hợp mới chẩn đoán u nguyên bào thần kinh đa dạng, phối hợp với xạ trị và sau đó là điều trị bổ trợ.
Quá liều:
Liều 500, 750, 1.000 và 1.250 mg/ m2 (tổng liều cho mỗi chu kỳ 5 ngày) đã được đánh giá lâm sàng ở bệnh nhân. Độc tính giới hạn liều là độc tính huyết học và đã được ghi nhận ở tất cả các liều, nhưng liều cao có thể gây mức độ nghiêm trọng hơn. Một trường hợp dùng quá liều 10.000 mg (tổng liều trong một chu kỳ đơn 5 ngày) ở một bệnh nhân và các phản ứng có hại đã được báo cáo bao gồm: giảm toàn bộ huyết cầu, sốt, suy đa cơ quan và tử vong. Một số trường hợp bệnh nhân đã uống thuốc nhiều hơn chu kì điều trị 5 ngày (lên đến 64 ngày), phản ứng có hại được báo cáo bao gồm ức chế tuỷ xương, có hoặc không có nhiễm trùng, một số trường hợp nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến tử vong. Đánh giá huyết học là cần thiết trong trường hợp quá liều. Tiến hành các biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết.
Chống chỉ định:
-Tiền sử phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần của chế phẩm hoặc với dacarbazine (DTIC).
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân có ức chế tủy xương nghiêm trọng.
Tác dụng phụ:
- Mệt mỏi, giảm thể trọng.
- Sốt, đau, phản ứng dị ứng, tổn hại do tia xạ. Nhiễm khuẩn cơ hội, bao gồm Pneumocystis carinii gây viêm phổi.
- Ho, khó thở.
- Táo bón, buồn nôn, nôn. Chán ăn. Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, khó nuốt, viêm miệng.
- Rụng tóc, phát ban. Viêm da, da khô, ban đỏ, ngứa. Phù, phù mặt, phù chân, chảy máu. Đau khớp, yếu cơ.
- Tiểu tiện luôn, tiểu không kiềm chế. Bất lực.
- Lo lắng, dễ xúc động, mất ngủ. Nhức đầu. Choáng váng, mất lời nói, mất cân bằng, giảm tập trung, lú lẫn, giảm ý thức, co giật, giảm trí nhớ, bệnh thần kinh dị cảm, buồn ngủ, rối loạn vận ngôn, run.
- Nhìn mờ. Suy giảm thính giác. Loạn vị giác.
Giảm bạch cầu, giảm lymphô bào, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu. Tăng glucose-máu. Tăng SGPT.
Thận trọng:
Bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận, trẻ em, bệnh nhân trên 70 tuổi.
Nam giới dùng temozolomide không được có con trong thời gian dài điều trị, kể cả trong vòng 6 tháng sau khi đã ngừng dùng thuốc và yêu cầu giữ đông lạnh tinh trùng trước khi khởi đầu điều trị, vì có khả năng vô sinh không hồi phục do dùng temozolomide.
Sử dụng ở bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận:
Dược động học của temozolomide là tương đương khi so sánh giữa bệnh nhân có chức năng gan bình thường với bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình. Chưa có dữ liệu có giá trị khi dùng Temodal với bệnh nhân suy chức năng gan nghiêm trọng (Child's loại III) hoặc suy chức năng thận. Dựa vào các tính chất dược động học của temozolomide, không chắc cần giảm liều cho bệnh nhân có rối loạn nặng chức năng gan hoặc thận. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi dùng Temodal cho các đối tượng trên.
Sử dụng ở trẻ em:
U nguyên bào thần kinh đa dạng: Chưa có kinh nghiệm lâm sàng khi dùng Temodal ở trẻ em dưới 3 năm tuổi. Kinh nghiệm còn hạn chế khi dùng cho trẻ em trên 3 năm tuổi bị u nguyên bào thần kinh đệm. U sắc tố: chưa có kinh nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Sử dụng ở người cao tuổi:
Bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có tăng nguy cơ giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu so với bệnh nhân trẻ tuổi.
Bệnh nhân nam:
Bệnh nhân nam khi dùng Temodal cần áp dụng Phương pháp ngừa thai hữu hiệu. Temozolomide có thể có tác dụng độc với di truyền. Vì vậy, nam giới dùng temozolomide cần được dặn dò không được có con trong thời gian điều trị, kể cả trong vòng 6 tháng sau khi đã ngừng dùng thuốc và yêu cầu giữ đông lạnh tinh trùng trước khi khởi đầu điều trị, vì có khả năng vô sinh không hồi phục do dùng temozolomide.
úc có thai và lúc nuôi con bú
Chưa có những nghiên cứu ở người mang thai. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên chuột cống và thỏ dùng 150mg/m2 Temodal, có gặp độc tính gây quái thai và/hoặc độc với thai. Vì vậy, thông thường không nên dùng Temodal cho người mang thai. Nếu cân nhắc phải dùng thuốc này trong thai kỳ thì bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ có thể gặp với thai. Phụ nữ trong tuổi có thai cần được cảnh báo để ngừa thai nếu phải dùng Temodal và tránh có thai trong 6 tháng liền sau khi ngừng Temodal.
Chưa rõ Temodal có bài tiết qua sữa người mẹ hay không, vì vậy người mẹ không nên dùng trong thời kỳ cho con bú.
Tương tác thuốc:
Acid valproic làm giảm 5% độ thanh thải của temozolomid.
Nghiên cứu cho thấy dexamethason, proclorperazin, phenytoin, carbamazepin, ondansetron, thuốc đối kháng thụ thể H2, phenobarbital không làm ảnh hưởng đến độ thanh thải temozolomid.
Dược lực:
Temozolomid là một triazen. Ở pH sinh lý, temozolomid chuyển ngay thành monomethyl triazeno imidazol carboxamin (MTIC) có hoạt tính. Tác động gây độc tế bào của MTIC được cho là do sự alkyl hóa trước hết tại vị trí O6 của guanin và tiếp theo là tại vị trí N7. Tổn thương gây độc tế bào tiến triển tiếp theo được cho là liên quan đến những sửa chữa bất thường của sự thêm gốc methyl.
Dược động học:
Temozolomid được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn tại đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 0,5 - 1,5 giờ. Thức ăn làm giảm tỷ lệ và mức độ hấp thu. Thuốc qua được hàng rào máu não và có thể được phát hiện trong dịch não tủy. Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương là 1,8 giờ. Temozolomid tự thủy phân thành chất chuyển hóa có hoạt tính là 5-(3-methyl-1-triazeno) imidazol-4-carboxamid (MTIC), sau đó sẽ tiếp tục thủy phân thành những hợp chất có và không có hoạt tính. Thuốc được đào thải phần lớn qua thận với khoảng 5 - 10% dạng thuốc không đổi.
Cách dùng:
Người lớn mới chẩn đoán u nguyên bào xốp đa dạng:
Mô tả:
Bảo quản:
+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng