Rosiz-4

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký: VN-2984-07
Nhóm dược lý: Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần: Rosiglitazone maleate
Dạng bào chế: Viên nén bao phim-4mg Rosiglitazone
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 3 x 10 viên
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất: Emcure Pharm., Ltd
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Ðơn trị liệu, phối hợp chế độ ăn kiêng trong điều trị đái tháo đường type II.

Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Suy tim hoặc tiền sử suy tim. Suy gan. Phụ nữ có thai và cho con bú. Ðái tháo đường type I hoặc đái tháo đường nhiễm ceton.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):

- Thiếu máu, tăng cholesterol máu, hạ đường huyết, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.
- Ít gặp: tăng lipid máu, tăng triglycerid máu, tăng cân, mệt mỏi, đầy hơi, nôn, táo bón, rụng tóc.
- Hiếm: tăng men gan, suy tim.

Chú ý đề phòng:
Thận trọng trên bệnh nhân phù, bệnh nhân có tăng men gan nhẹ. Theo dõi sát chức năng gan. Không bắt đầu dùng thuốc nếu ALT > 2,5 lần giới hạn bình thường. Trong khi điều trị, ngưng thuốc nếu ALT tăng trên 3 lần.

Liều lượng:
Liều khởi đầu 4 mg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 lần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt sau 8
- 12 tuần, có thể tăng lên 8 mg/ngày.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: ROSIGLITAZONE

Tên khác:
Rosiglitazon

Thành phần:
Rosiglitazone maleate

Tác dụng:
Rosiglitazone maleate là một thiazolidinedione uống điều trị đái tháo đường loại 2 và hiện đang được nghiên cứu trong điều trị vẩy nến. Thuốc này là một đồng vận mạnh và chọn lọc của PPAR-g (thụ thể hoạt hóa yếu tố tăng sinh peroxisome). Chất này có tác dụng ức chế sản xuất cytokine và thúc đẩy sự biệt hóa tế bào.

Chỉ định:
Rosiglitazone maleate được dùng như một đơn liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm cải thiện việc điều chỉnh đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2.

Rosiglitazone maleate còn được dùng phối hợp với metformin khi phác đồ ăn kiêng, tập thể dục và Rosiglitazone maleate đơn trị liệu hoặc phác đồ ăn kiêng, tập thể dục và metformin đơn trị liệu không điều chỉnh được đường máu thích đáng ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2. Ðối với bệnh nhân dùng metformin liều tối đa vẫn không kiểm soát tốt được đường máu, nên dùng Rosiglitazone maleate phối hợp điều trị hơn là dùng thay thế cho metformin.

Rosiglitazone maleate cũng được chỉ định dùng phối hợp với các sulfamide hạ đường máu khi phác đồ ăn kiêng, tập thể dục và Rosiglitazone maleate đơn trị liệu hoặc phác đồ ăn kiêng, tập thể dục và sulfamide hạ đường máu đơn trị liệu không điều chỉnh được đường máu thích đáng ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2.

Ðiều trị đái tháo đường thể 2 nên bao gồm biện pháp ăn kiêng. Hạn chế calo, giảm thể trọng và tập thể dục là các biện pháp cần thiết để điều trị thích hợp bệnh đái tháo đường này vì giúp cải thiện sự cảm thụ insulin. Ðiều này quan trọng không những chỉ trong điều trị khởi đầu đái tháo đường thể 2 mà còn trong giai đoạn duy trì hiệu lực của thuốc điều trị. Trước khi khởi đầu điều trị với Rosiglitazone maleate, cần kiểm tra và điều trị các nguyên nhân thứ phát như bệnh nhiễm khuẩn làm việc kiểm soát đường máu không hữu hiệu.

Quá liều:
Các tài liệu về quá liều chỉ định ở người vẫn còn giới hạn. Trong các thử nghiệm lâm sàng ở người tình nguyện, Rosiglitazone maleate được uống một liều cho đến 20mg và được dung nạp tốt. Trong trường hợp uống quá liều, phải có điều trị hỗ trợ thích hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Chống chỉ định:
Không được dùng Rosiglitazone maleate cho người có tiền sử mẫn cảm với thuốc này.

Tác dụng phụ:
Trong các thử nghiệm lâm sàng, khoảng 4600 bệnh nhân đái tháo đường thể 2 được điều trị với Rosiglitazone maleate; 3300 bệnh nhân được điều trị trong 6 tháng hoặc lâu hơn và 2000 bệnh nhân được điều trị trong 12 tháng hoặc lâu hơn. Tần suất và các loại tác dụng bất lợi ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng dùng Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp được trình bày trong bảng 1.

Có một số ít bệnh nhân được điều trị với Rosiglitazone maleate có tác dụng bất lợi là thiếu máu và phù.

Nói chung, các tác dụng này thường có mức độ nhẹ đến trung bình và không cần phải ngưng trị liệu với Rosiglitazone maleate.

Trong các thử nghiệm mù đôi, thiếu máu được báo cáo khoảng 1,9% bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate, so với 0,7% dùng giả dược, 0,6% dùng sulafamid hạ đường máu và 2,2% dùng metformin. Phù được ghi nhận ở 4,8% bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate so với 1,3% dùng giả dược, 1% dùng sulfamid hạ đường máu và 2,2% dùng metformin. Một cách tổng quát, các loại tác dụng bất lợi được ghi nhận khi dùng Rosiglitazone maleate phối hợp với metformin hoặc với các sulfamid hạ đường máu đều giống như khi dùng Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp. Báo cáo về thiếu máu (7,1%) ở bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate phối hợp với metformin có tỷ lệ cao hơn so với dùng Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp hoặc Rosiglitazone maleate phối hợp với sulfamid hạ đường máu.

Trị số hemoglobin/hematocrit trước khi điều trị ở bệnh nhân tham gia các thử nghiệm lâm sàng dùng Rosiglitazone maleate phối hợp với metformin thì thấp hơn, có thể góp phần trong tỷ lệ thiếu máu được báo cáo cao hơn trong các thử nghiệm này (xem phần Các bất thường về xét nghiệm, đoạn Huyết học).

Các bất thường về xét nghiệm:

Huyết học: Trị số hemoglobin và hematocrit trung bình bị giảm trong một thử nghiệm liên quan đến liều Rosiglitazone maleate sử dụng cho bệnh nhân (mức giảm trung bình trong mỗi thử nghiệm lên đến 1,0g/dL hemoglobin và đến 3,3% hematocrit). Thời gian và mức độ giảm của 2 thành phần này ở bệnh nhân điều trị phối hợp Rosiglitazone maleate với metformin đều tương tự như khi phối hợp Rosiglitazone maleate với các sulfamid hạ đường máu hoặc Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp. Trị số hemoglobin và hematocrit trước khi điều trị ở những bệnh nhân tham gia các thử nghiệm lâm sàng dùng Rosiglitazone maleate phối hợp với metformin thì thấp hơn, có thể góp phần trong tỷ lệ thiếu máu được báo cáo cao hơn. Lượng bạch cầu cũng giảm nhẹ ở bệnh nhân điều trị với Rosiglitazone maleate. Việc giảm các thông số huyết học có thể liên quan đến việc tăng thể tích huyết tương được ghi nhận khi điều trị với Rosiglitazone maleate.

Lipid: Các thay đổi trong lipid huyết thanh được ghi nhận khi điều trị với Rosiglitazone maleate (xem phần Dược lý lâm sàng, Dược lực học và Hiệu quả Lâm sàng).

Lượng Transaminase huyết thanh: Trong các thử nghiệm lâm sàng với 4598 bệnh nhân được điều trị bằng Rosiglitazone maleate, gồm khoảng 3600 bệnh nhân mắc bệnh nhiều năm, không có các bằng chứng về độc tính cho gan hoặc tăng ALT do thuốc. Trong kinh nghiệm sử dụng Rosiglitazone maleate sau khi mới lưu hành thuốc, các báo cáo về rối loạn chức năng tế bào gan, được chứng minh chủ yếu qua các men gan tăng cao, đều được ghi nhận hiếm gặp. Quan hệ nhân quả vẫn chưa được chứng minh.

Trong các thử nghiệm được kiểm soát, 0,2% bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate có ALT tăng có thể hồi phục với mức độ hơn 3 lần so với giới hạn tối đa bình thường, so với 0,2% ở nhóm dùng giả dược và 0,5% ở các nhóm thuốc so sánh. Tăng bilirubin máu được tìm thấy ở 0,3% bệnh nhân điều trị với Rosiglitazone maleate, 0,9% ở nhóm dùng giả dược và 1% ở các nhóm thuốc so sánh.

Trong chương trình lâm sàng gồm các thử nghiệm mở, kéo dài, tỷ lệ ALT tăng hơn 3 lần so với giới hạn tối đa bình thường trên 100 bệnh nhân mắc bệnh nhiều năm là 0,35 ở nhóm dùng Rosiglitazone maleate (Rosiglitazone maleate), 0,59 ở nhóm dùng giả dược và 0,78 ở các nhóm thuốc so sánh.

Trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được chấp thuận lưu hành trên thị trường, không có trường hợp nào có phản ứng đặc hiệu của thuốc dẫn đến suy gan.

Thận trọng:
Tổng quát :

Theo cơ chế tác dụng, Rosiglitazone maleate chỉ hoạt động khi có sự hiện diện của insulin. Do đó, không được dùng Rosiglitazone maleate cho bệnh nhân đái tháo đường thể 1 hoặc trong điều trị nhiễm acid ceton do đái tháo đường.

Bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate phối hợp với các thuốc uống hạ đường máu khác có thể có nguy cơ hạ đường máu, và do đó có thể cần thiết giảm liều dùng của thuốc dùng phối hợp.

Sự rụng trứng:

Như các thiazolidinedione khác, Rosiglitazone maleate có thể gây sự rụng trứng trở lại ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ không rụng trứng có sự đề kháng insulin. Do tác dụng cải thiện sự cảm thụ insulin của thuốc, các bệnh nhân này có nguy cơ có thai nếu không sử dụng biện pháp ngừa thai thích hợp.

Mặc dù rối loạn nội tiết tố được ghi nhận trong các thử nghiệm tiền lâm sàng (xem phần Khả năng gây ung thư, đột biến gen, thiểu năng sinh sản), nhưng ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này vẫn chưa được biết rõ. Nếu có sự rối loạn kinh nguyệt xảy ra ngoài dự tính, cần phải xem xét lại lợi ích thu được nếu tiếp tục điều trị bệnh nhân với Rosiglitazone maleate.

Suy tim/phù:

Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, các thiazolidinedione, kể cả rosiglitazone đều làm tăng thể tích huyết tương và phì đại tim do tăng gánh tiền tâm thu. Trong 2 thử nghiệm có dùng điện tâm đồ hiện đang thực hiện trên bệnh nhân đái tháo đường thể 2 (một thử nghiệm kéo dài 52 tuần ở 86 bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate 4mg x 2 lần trong ngày và một thử nghiệm kéo dài 26 tuần ở 90 bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate liều 8mg liều duy nhất trong ngày), cho thấy không có sự biến đổi có hại nào cho cấu trúc hoặc chức năng tim. Các thử nghiệm này được thực hiện nhằm phát hiện sự thay đổi khối lượng tâm thất trái khoảng bằng hoặc hơn 10%. Các bệnh nhân với tình trạng tim xếp loại 3 và 4 theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) không được nghiên cứu trong các thử nghiệm này. Rosiglitazone maleate không được chỉ định dùng cho bệnh nhân có tình trạng tim xếp loại 3 và 4 theo NYHA trừ khi đã cân nhắc lợi ích mong đợi nhiều hơn nguy cơ có thể xảy ra.

Trong kinh nghiệm sử dụng thuốc sau khi mới lưu hành thuốc, các tác dụng bất lợi có khả năng liên quan đến việc tăng thể tích (như suy tim ứ huyết và phù phổi) được ghi nhận. Vì các thiazolidinedione có thể gây giữ nước làm trầm trọng tình trạng suy tim ứ huyết, do đó cần kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ suy tim (đặc biệt ở những bệnh nhân dùng insulin).

Thông tin cho bệnh nhân:

Phải thông báo cho bệnh nhân các điều sau đây:

Việc điều trị đái tháo đường thể 2 phải bao gồm cả chế độ ăn kiêng. Hạn chế calo, giảm thể trọng và tập thể dục là các biện pháp cần thiết để điều trị thích hợp bệnh đái tháo đường thể này vì giúp cải thiện sự cảm thụ insulin. Ðiều này quan trọng không những chỉ trong giai đoạn điều trị khởi đầu của đái tháo đường thể 2 mà còn trong giai đọan duy trì hiệu lực của thuốc điều trị.

Rosiglitazone maleate có thể được dùng với hoặc không với thức ăn.

Dùng Rosiglitazone maleate có thể gây sự rụng trứng trở lại ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ không rụng trứng có sự đề kháng insulin. Do đó cần phải xem xét biện pháp ngừa thai thích hợp.

Lao động và tư duy:

Ảnh hưởng của rosiglitazone lên khả năng lao động và tư duy ở người vẫn chưa được biết rõ.

Tác dụng lên khả năng lái tàu xe và vận hành máy:

Rosiglitazone không gây tình trạng buồn ngủ hoặc an thần và không kèm theo sự hạ đường máu. Thuốc này không làm giảm khả năng lái tàu xe hoặc vận hành máy.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Khả năng gây ung thư, đột biến gen, thiểu năng sinh sản:

Khả năng gây ung thư: Một nghiên cứu về khả năng gây ung thư trong 2 năm được thực hiện ở chuột nhắt Charles River CD-1 với liều Rosiglitazone maleate 0,4mg, 1,5mg và 6mg/kg/ngày cho trong thức ăn (liều cao nhất dùng cho chuột tương đương gấp 12 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người). Chuột cống Sprague-Dawley được uống thuốc trong 2 năm qua ống nuôi ăn với liều 0,05mg, 0,3mg và 2mg/kg/ngày (liều cao nhất dùng cho chuột cống đực và cái, tương đương với 10 đến 20 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người, tương ứng).

Rosiglitazone không có khả năng gây ung thư ở chuột nhắt. Có sự tăng tỷ lệ tăng sản tế bào mỡ khi dùng liều ≥ 1,5mg/kg/ngày cho chuột nhắt (xấp xỉ gấp 2 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người). Ở chuột cống, có sự tăng đáng kể tỷ lệ các u mỡ lành tính (lipomas) khi dùng liều ≥ 0,3mg/kg/ngày (xấp xỉ gấp 2 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người). Những thay đổi về tăng sinh nhanh mô mỡ ở cả 2 loài động vật này được cho là do thuốc kích thích quá mức mô mỡ một cách liên tục.

Khả năng gây đột biến gen: rosiglitazone không gây đột biến gen hoặc tách đoạn gen trong các thử nghiệm vi khuẩn in vitro về đột biến gen, trong thử nghiệm in vitro về sai cấu trúc nhiễm sắc thể ở tế bào limphô người, trong thử nghiệm in vivo về nhân sinh sản ở chuột nhắt và thử nghiệm in vivo/in vitro UDS ở chuột cống. Chỉ có sự tăng nhẹ (khoảng 2 lần) đột biến trong thử nghiệm in vitro về u lymphô ở chuột nhắt khi có sự kích hoạt chuyển hóa.

Thiểu năng sinh sản: rosiglitazone không ảnh hưởng đến sự giao phối hoặc sinh sản của chuột cống đực với liều dùng đến 40mg/kg/ngày (xấp xỉ 116 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người). Rosiglitazone thay đổi chu kỳ động dục (liều 2mg/kg/ngày) và giảm khả năng sinh sản của chuột cái (liều 40mg/kg/ngày), cùng với nồng độ progesteron và estradiol thấp hơn trong huyết tương (xấp xỉ 20 và 200 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người, tương ứng). Các tác dụng này không được ghi nhận khi dùng liều 0,2mg/kg/ngày (xấp xỉ gấp 3 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người). Ở khỉ, rosiglitazone (liều 0,6 và 4,6mg/kg/ngày, gần bằng 3 và 15 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người, tương ứng) làm giảm sự tăng estradiol huyết thanh trong giai đoạn tạo nang, dẫn đến giảm nồng độ progesteron trong giai đoạn hoàng thể hóa cao điểm và gây vô kinh. Cơ chế của các tác dụng này là do ức chế trực tiếp việc tạo steroid của buồng trứng.

Ðộc tính trên động vật thực nghiệm:

Khối lượng tim tăng ở chuột nhắt (liều 3mg/kg/ngày), chuột cống (5mg/kg/ngày) và chó (2mg/kg/ngày) khi điều trị với rosiglitazone (tương đương 5, 22 và 2 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người, tương ứng). Khảo sát hình thái mô tim cho thấy có sự phì đại mô tâm thất, có thể vì tăng hoạt động tim do nguyên nhân tăng thể tích huyết tương.

Lúc có thai:

Phân loại C ở thai sản.

Không có các ảnh hưởng trên sự làm tổ của trứng hoặc trên phôi thai khi điều trị với rosiglitazone ở chuột cống vừa có thai, nhưng trị liệu trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ thường gắn liền với thai chết và chậm tăng trưởng thai cho cả chuột cống và thỏ thực nghiệm. Khả năng sinh quái thai không xảy ra khi khảo sát ở chuột cống dùng liều đến 3mg/kg và ở thỏ với liều 100mg/kg (gần bằng 20 và 75 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người, tương ứng). Rosiglitazone đã gây bệnh cho nhau chuột cống (liều 3mg/kg/ngày). Ðiều trị với rosiglitazone cho chuột cống trong suốt thai kỳ tới lúc nuôi con bú làm giảm lứa đẻ, khả năng sống và tăng trưởng sau sinh của chuột con mới đẻ với sự chậm tăng trưởng có thể hồi phục sau tuổi bắt đầu trưởng thành sinh dục. Ðối với các tác dụng trên nhau, phôi/thai và lứa con vừa đẻ, liều không gây ảnh hưởng là 0,2mg/kg/ngày ở chuột cống và 15mg/kg/ngày ở thỏ. Các liều không gây tác dụng này gần bằng 4 lần AUC ở người dùng liều tối đa trong ngày đề nghị cho người.

Không có các thử nghiệm đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai. Không nên dùng Rosiglitazone maleate trong lúc có thai trừ khi đã cân nhắc lợi ích mong đợi nhiều hơn so với nguy cơ có thể xảy ra cho thai.

Vì các tài liệu hiện nay đề cập nhiều đến lượng đường máu bất thường trong thai kỳ đi cùng với tần suất các dị tật bẩm sinh cao hơn cũng như tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong sơ sinh đều tăng, nên đa số các nhà chuyên môn đề nghị nên dùng insulin trong thai kỳ nhằm duy trì lượng đường máu càng gần mức bình thường càng tốt.

Lúc nuôi con bú:

Chất liên quan đến thuốc được tìm thấy trong sữa chuột cống mẹ. Người ta vẫn chưa biết liệu Rosiglitazone maleate có được tiết trong sữa người mẹ không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết trong sữa mẹ, do đó không nên dùng Rosiglitazone maleate ở phụ nữ đang nuôi con bú.

Tương tác thuốc:
Các thuốc được chuyển hóa bởi Cytochrom P 450:

Các thử nghiệm in-vitro (trong phòng thí nghiệm) về sự chuyển hóa thuốc công nhận rằng rosiglitazone ở các nồng độ thích hợp trên lâm sàng đều không ức chế bất kỳ enzym P450 chủ yếu nào. Các dữ liệu trong phòng thí nghiệm cho thấy rosiglitazone được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2C8 và CYP2C9, trong đó CYP2C8 chiếm ưu thế hơn.

Không có các tác dụng lâm sàng liên quan đối với dược động học của nifedipine và các thuốc ngừa thai đường uống (ethinylestradiol và norethindron) khi dùng Rosiglitazone maleate liều 4mg, 2 lần trong ngày vì các loại thuốc này được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4.

Glyburid: Khi dùng Rosiglitazone maleate (liều 2mg, 2 lần trong ngày) cùng với glyburid (liều 3,75 đến 10mg/ngày) trong 7 ngày vẫn không làm thay đổi nồng độ glucose trung bình luôn ổn định suốt 24 giờ trong huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường đã ổn định với trị liệu glyburid.

Metformin: Không có ảnh hưởng nào trên dược động học cơ bản của cả hai chất khi dùng Rosiglitazone maleate (liều 2mg, 2 lần trong ngày) phối hợp với metformin (liều 500mg, 2 lần trong ngày) trong 4 ngày ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Acarbose: Không có tác dụng lâm sàng liên quan trên dược động học của Rosiglitazone maleate liều uống duy nhất khi dùng thuốc này cùng lúc với acarbose (liều 100mg, 3 lần trong ngày) trong 7 ngày ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Digoxin: Liều uống lặp lại Rosiglitazone maleate (liều 8mg ngày một lần) trong 14 ngày không làm thay đổi dược động học cơ bản của digoxin (liều 0,35mg ngày một lần) ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Warfarin: Liều lặp lại Rosiglitazone maleate không gây tác dụng lâm sàng liên quan trên dược động học cơ bản của các enantiomer của warfarin.

Ethanol: Uống một lượng rượu vừa phải duy nhất một lần không làm tăng nguy cơ hạ đường máu cấp ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2 được điều trị với Rosiglitazone maleate.

Ranitidin: Việc điều trị trước đó với ranitidin (liều 150mg, 2 lần trong ngày, trong 4 ngày) không làm thay đổi dược động học của đơn liều uống hoặc liều tiêm tĩnh mạch Rosiglitazone maleate ở người tình nguyện khỏe mạnh. Các kết quả này cho thấy sự hấp thu rosiglitazone đường uống không bị thay đổi trong những điều kiện có tăng pH dạ dày-ruột kèm theo.

Dược lực:
Trong các thử nghiệm lâm sàng, điều trị bằng Rosiglitazone(Rosiglitazone maleate) cải thiện việc điều chỉnh (kiểm soát) đường máu, được đánh giá bằng glucose huyết tương lúc đói (FPG) và hemoglobinA1c (HbA1c), đồng thời cũng làm giảm insulin và C peptid. Trị số đường máu và insulin sau ăn cũng giảm. Kết quả này phù hợp với cơ chế tác dụng của Rosiglitazone maleate như là một cảm nhiễm thể với insulin. Ðường máu được điều chỉnh ổn định với tác dụng duy trì trong 52 tuần. Liều tối đa trong ngày được đề nghị là 8mg. Các thử nghiệm về liều lượng cho thấy khi tổng liều trong ngày lên đến 12mg cũng không đem lại một lợi ích nào thêm.

Phối hợp Rosiglitazone maleate với metformin hoặc với sulfamide hạ đường máu làm giảm đáng kể đường máu so với khi dùng đơn độc các thuốc trên. Các kết quả này phù hợp với tác dụng hợp lực lên sự kiểm soát đường máu khi Rosiglitazone maleate được dùng trong liệu pháp phối hợp.

Sự giảm đường máu phối hợp với sự tăng trọng. Trong những thử nghiệm lâm sàng kéo dài 26 tuần, sự tăng trọng trung bình ở những bệnh nhân được điều trị bằng Rosiglitazone maleate là 1,2 kg (nhóm dùng 4mg/ngày) và 3,5kg (nhóm dùng 8mg/ngày) ở nhóm đơn liệu pháp và 0,7 kg (nhóm dùng 4mg/ngày) và 2,3kg (nhóm dùng 8mg/ngày) khi dùng phối hợp với metformin. Trong những nghiên cứu này có một sự sụt cân trung bình khoảng 1kg ở nhóm dùng giả dược và cả nhóm dùng metformin đơn độc. Trong một nghiên cứu có so sánh với glyburide kéo dài 52 tuần, ở nhóm bệnh nhân dùng Rosiglitazone maleate 4mg/ngày và 8mg/ngày thể trọng tăng 1,75kg và 2,95kg theo thứ tự so với 1,9kg ở nhóm dùng glyburide.

Những bệnh nhân bị rối loạn lipid cũng được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng bằng Rosiglitazone maleate. Trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng có so sánh kéo dài 26 tuần với liều lượng được thay đổi, Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp thường kèm theo sự tăng cholesterol toàn phần, LDL và HDL và giảm acid béo tự do. Những thay đổi này có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê so với nhóm dùng giả dược hay glyburide.

LDL tăng chủ yếu trong vòng 1-2 tháng đầu tiên khi điều trị bằng Rosiglitazone maleate và vẫn giữ mức cao so với trị số ban đầu trong suốt thời gian thử nghiệm. Ngược lại, HDL tiếp tục tăng dần. Hệ quả là tỉ số LDL/HDL đạt tối đa sau điều trị 2 tháng, sau đó giảm dần. Do những thay đổi lipid chỉ là tạm thời nên thử nghiệm có so sánh với glyburide trong thời gian 52 tuần là thử nghiệm thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn trên lipid. Vào thời điểm bắt đầu, vào tuần thứ 26 và tuần thứ 52, tỉ số LDL/HDL trung bình lần lượt là 3,1; 3,2 và 3,0 khi dùng Rosiglitazone maleate 4mg, 2lần/ngày. Các trị số tương ứng ở nhóm dùng glyburide là 3,2; 3,1 và 2,9. Có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê về những thay đổi lipid vào thời điểm bắt đầu và ở tuần thứ 52 ở nhóm dùng Rosiglitazone maleate và nhóm dùng glyburide.

Những biến đổi của LDL và HDL khi điều trị bằng Rosiglitazone maleate phối hợp với metformin hay phối hợp với sulfamide hạ đường máu nhìn chung tương tự như những thay đổi khi dùng Rosiglitazone maleate đơn độc.

Biến đổi của triglyceride khi điều trị bằng Rosiglitazone maleate rất đa dạng và không khác nhau về mặt thống kê so với nhóm dùng giả dược hay glyburide.

Do Rosiglitazone maleate không kích thích sự tiết insulin nên hạ đường máu không xảy ra khi dùng Rosiglitazone maleate đơn độc hay khi phối hợp với metformin. Trong các thử nghiệm có kiểm soát, những bệnh nhân được điều trị bằng Rosiglitazone maleate với tổng liều tối đa là 4mg/ngày phối hợp với sulfamide hạ đường máu có tỉ lệ hạ đường máu (4,8%) tương tự như nhóm được điều trị đơn thuần bằng sulfamide hạ đường máu (5,9%).

Dược động học:


Cách dùng:
Việc điều trị đái tháo đường nên được áp dụng theo từng trường hợp riêng biệt.

Ðơn liệu pháp:

Liều khởi đầu thường dùng của Rosiglitazone maleate là 4mg được uống đơn liều, 1 lần trong ngày hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Ðối với bệnh nhân được xác định không có đáp ứng thích đáng sau 12 tuần điều trị qua sự giảm của FPG, có thể tăng liều đến 8mg uống đơn liều, 1 lần trong ngày hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Mức độ giảm của các thông số đo đường máu theo liều dùng và phác đồ được trình bày trong phần Dược lý Lâm sàng, Dược lực học và Hiệu quả Lâm sàng. Trong các thử nghiệm lâm sàng, phác đồ dùng thuốc 4mg chia làm 2 lần trong ngày làm giảm rất đáng kể FPG và HbA1c.

Liệu pháp phối hợp với metformin:

Liều khởi đầu thường dùng của Rosiglitazone maleate khi phối hợp với metformin là 4mg, uống đơn liều 1 lần trong ngày hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Có thể tăng liều Rosiglitazone maleate đến 8mg/ngày sau 12 tuần điều trị nếu lượng FPG không giảm thích đáng. Rosiglitazone maleate có thể được uống đơn liều vào buổi sáng hoặc chia thành 2 liều uống vào buổi sáng và buổi tối.

Liệu pháp phối hợp với các sulfamide hạ đường máu:

Liều khởi đầu thường dùng của Rosiglitazone maleate khi phối hợp với các sulfamide hạ đường máu là 4mg, uống đơn liều 1 lần trong ngày hoặc chia thành 2 lần trong ngày. Liều Rosiglitazone maleate vượt quá 4mg trong ngày khi dùng phối hợp với sulfamide hạ đường máu vẫn chưa được nghiên cứu. Vì tần suất hạ đường máu khi dùng Rosiglitazone maleate 4mg trong ngày cùng với sulfamide hạ đường máu thấp, nên ở các bệnh nhân dùng liều Rosiglitazone maleate 4mg/ngày vẫn không điều chỉnh được đường máu, Rosiglitazone maleate có thể đem lại lợi ích khi thận trọng điều chỉnh liều đến 8mg/ngày. Có thể tăng liều Rosiglitazone maleate sau 8-12 tuần khởi đầu điều trị, nếu lượng FPG vẫn không giảm thích đáng. Rosiglitazone maleate có thể được uống đơn liều vào buổi sáng hoặc chia thành 2 liều uống vào buổi sáng và buổi tối. Liều sulfamide hạ đường máu có thể được yêu cầu dùng thấp hơn để việc điều trị được tối ưu.

Nên thực hiện xét nghiệm đo glucose máu lúc đói để kiểm tra đáp ứng điều trị trước khi tăng liều dùng.

Rosiglitazone maleate có thể được dùng kèm với hoặc không kèm với thức ăn.

Không cần điều chỉnh liều dùng ở người cao tuổi.

Không cần điều chỉnh liều khi dùng Rosiglitazone maleate đơn liệu pháp ở bệnh nhân suy thận. Vì chống chỉ định dùng metformin ở những bệnh nhân này, nên cũng chống chỉ định sử dụng Rosiglitazone maleate cùng với metformin ở bệnh nhân suy thận.

Không nên khởi đầu điều trị với Rosiglitazone maleate khi bệnh nhân đang có bệnh gan thể hoạt động hoặc có nồng độ transaminase trong huyết thanh tăng (ALT > 2,5 lần so với giới hạn bình thường tối đa khi bắt đầu điều trị).

Không có tài liệu về việc sử dụng Rosiglitazone maleate ở bệnh nhân dưới 18 tuổi, do đó Rosiglitazone maleate không được đề nghị dùng cho bệnh nhân nhi.

Mô tả:


Bảo quản:
Bảo quản ở nơi khô ráo dưới 30 độ C.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Rosiz-4 Rosiz-4Product description: Rosiz-4 : Ðơn trị liệu, phối hợp chế độ ăn kiêng trong điều trị đái tháo đường type II.GTEmcure Pharm., Ltd GT16495


Rosiz-4


Ðon tri lieu, phoi hop che do an kieng trong dieu tri dai thao duong type II.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212