Hilacid

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký: VN-0302-06
Nhóm dược lý: Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần: Omeprazole
Dạng bào chế: Viên nang-20mg
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất: Stallion Laboratories Pvt., Ltd
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:

- Ðiều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
- Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với thuốc.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi.

Chú ý đề phòng:
Phụ nữ có thai và cho con bú. Cần loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ loét dạ dày.

Liều lượng:

- Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: OMEPRAZOLE

Tên khác:
Omeprazol

Thành phần:
Omeprazole

Tác dụng:
Thuốc tác dụng vào giai đoạn cuối của sự tiết acid, liều duy nhất omeprazole 20mg/ngày ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào.

Omeprazole không tác dụng trên các thụ thể acetylcholin hoặc histamin và không có những tác dụng dược động học có ý nghĩa nào khác ngoại trừ trên sự tiết acid. Omeprazole gây giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục. Năm ngày sau khi ngưng thuốc, sự tiết dịch vị trở lại bình thường, nhưng không có tăng tiết acid. Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần.

Chỉ định:
- Loét tá tràng tiến triển. - Loét dạ dày tiến triển. 

Quá liều:
Có những liều uống duy nhất cao đến 160mg đã được dung nạp tốt.

Trong trường hợp dùng quá liều, hiện chưa có các khuyến cáo điều trị đặc hiệu nào khác ngoại trừ cách điều trị triệu chứng và yểm trợ.

Chống chỉ định:
Mẫn cảm với omeprazole.

Tác dụng phụ:
Thuốc dung nạp tốt. Buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón rất hiếm. Thỉnh thoảng có ban da, nhưng biểu hiện này thường nhẹ và chóng hết.

Thận trọng:
- Giống như các thuốc kháng tiết dịch vị khác, omeprazole khiến các vi khuẩn trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích và tính acid của dịch vị.

- Không nên điều trị dài ngày các loét tá tràng hoặc loét dạ dày, viêm thực quản do hồi lưu, hoặc điều trị dự phòng tái phát các loét, vì chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích các việc này. Hơn nữa, các nghiên cứu độc tính trên súc vật cho biết có những u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện trên 1 loài vật khi dùng omeprazole liều cao trong thời gian dài.

- Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.

- Phải giám sát đặc biệt các bệnh nhân có dùng diazepam, phenytoin (nếu cần giảm liều lượng), theophyllin, các kháng vitamin K (nếu dùng đồng thời với warfarin, phải giảm liều lượng).

- Thiểu năng thận: Không có thay đổi đáng kể về sinh khả dụng.

- Thiểu năng gan: Tuy sự bài thải chậm hơn, nhưng do cách dùng thuốc nên không có hiện tượng tích luỹ omeprazole hoặc các chất chuyển hóa.

- Trẻ em: Công hiệu và tính dung nạp thuốc chưa được nghiên cứu.

- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều dùng.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Tính không độc hại của omeprazole đối với phụ nữ có thai chua được nghiên cứu; thử nghiệm trên súc vật không chứng tỏ tác dụng sinh ung thư hoặc tính độc của thuốc trên bào thai. Tuy vậy, cũng không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và những tháng khác của thời kỳ thai nghén, ngoại trừ trường hợp rất cần thiết.

Tương tác thuốc:
Omeprazole làm chậm sự bài thải của diazepam, phenytoin và warfarin (là những chất bị chuyển hoá do oxy hoá ở gan). Do đó phải giám sát bệnh nhân dùng các thuốc này cùng lúc với omeprazole và giảm liều lượng, nhất là với phenytoin.

- Các thuốc chẹn bêta: Không có tác dụng tương tác giữa propranolol và omeprazole.

- Phải giám sát đặc biệt những bệnh nhân dùng các chất bị chuyển hoá bởi trung gian các hệ thống enzym cytochrom P450, vì phản ứng tương tác thuốc giữa các chất này với omeprazole chưa được nghiên cứu.

- Nên chỉ định các chất tác dụng cục bộ dạ dày ruột (như magnesi hydroxid, aluminium hydroxid v.v...) xa khoảng 2 giờ đối với omeprazole.

Dược lực:
Omeprazole là chất ức chế đặc hiệu tác dụng bằng cách khoá hệ thống enzym của Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase, cũng gọi là bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày.

Dược động học:
Omeprazole bị huỷ ở môi trường acid, nên thuốc được trình bày dưới dạng viên bao không tan ở dạ dày, chỉ hấp thụ ở tá tràng, ruột non. Thuốc bắt đầu tác dụng 1 giờ sau uống, đạt đỉnh cao nồng độ huyết tương sau 2 giờ, và sự hấp thu hoàn toàn sau 3 đến 6 giờ. Thời gian bán huỷ 40 phút và không thay đổi trong thời gian điều trị, sinh khả dụng tuyệt đối của 1 liều uống duy nhất là 35%. Sau khi chỉ định liên tiếp các liều duy nhất hàng ngày, sinh khả dụng tăng đến 60%. Hấp thu thức ăn đồng thời với omeprazole không ảnh hưởng trên khả ứng sinh học. Khoảng 95% omeprazole gắn vào plasma protein, chủ yếu với albumin.

Omeprazole bị sinh biến đổi ở gan. Các chất chuyển hóa không hoạt tính trong huyết tương là sulfon, sulfua và hydroxy omeprazole. 80% các chất chuyển hoá (hydroxy-ome-prazole và acid carboxylic tương ứng) bài thải trong nước tiểu. Phần còn lại 20% bài thải theo phân.

Cách dùng:
* Viên uống

Loét tá tràng tiến triển: 1 nang 20mg/ ngày, trong từ 2 đến 4 tuần lễ.

Loét dạ dày tiến triển: 1 nang 20mg/ngày, trong 4 đến 8 tuần.

Hội chứng Zollinger Ellison:

Liều dùng ban đầu 60mg, một lần, mỗi ngày. Liều lượng điều chỉnh tuỳ theo mỗi bệnh nhân, và thời gian điều trị tuỳ theo yêu cầu lâm sàng, những liều dùng trên 80mg/ngày phải được chia ra và uống làm 2 lần trong ngày.

Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản:

1 viên nang 20mg/ngày, trong 4 tuần lễ và tùy theo kết quả nội soi, một đợt điều trị thứ hai có thể được chỉ định trong 4 tuần lễ, với liều lượng thuốc như trên.



*Thuốc tiêm



Theo chỉ định của Bác sĩ

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Mô tả:


Bảo quản:
Nhiệt độ phòng.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Hilacid HilacidProduct description: Hilacid : - Ðiều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược. - Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.GTStallion Laboratories Pvt., Ltd GT14635


Hilacid


- Ðieu tri va du phong tai phat loet da day, loet ta trang, viem thuc quan trao nguoc. - Ðieu tri dai han benh ly tang tiet da day trong hoi chung Zollinger-Ellison.
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212