Hoebeprosalic

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Số đăng ký: VN-0419-06
Nhóm dược lý: Điều trị bệnh da liễu
Thành phần: Betamethasone, Acid Salicylic
Dạng bào chế: Dung dịch dùng ngoài
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 30ml
Hạn sử dụng:
Công ty sản xuất: HOE Pharm Sdn Bhd
Công ty đăng ký:
Tham vấn y khoa: Dr. Le Khac Hieu
Biên tập viên: Thu Huyen
Biểu đồ giá thuốc
Chỉ định:
Vẩy nến, viêm da dị ứng mạn, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã, các bệnh lý khác đáp ứng với corticosteroid và làm giảm biểu hiện viêm của bệnh da tăng sinh tế bào sừng

Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.

Tương tác thuốc:


Tác dụng ngoại y (phụ):
Rất hiếm: cảm giác nóng, ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố da, giộp da, nhiễm trùng thứ phát, teo da, vân da và bệnh kê.

Chú ý đề phòng:
Thận trọng khi dùng kéo dài trên vùng da rộng, khi băng kín và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Ngưng dùng nếu có phản ứng kích ứng.

Liều lượng:
Rửa sạch và lau khô vùng da bệnh. Thoa một lớp mỏng và xoa đều, 2 lần/ngày.

Bảo quản:




THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN: SALICYLIC ACID

Tên khác:
Acid salicylic

Thành phần:
Acid salicylic

Tác dụng:
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hoá), ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.

Acid salicylic làm mềm và phá huỷ lớp sừng bằng cách hydrat hoá nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường.

Ở nồng độ cao acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì.

Thuốc có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.

Khôngdùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hoá và các mô khác.

Chỉ định:
Thuốc dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác để điều trị triệu chứng các trường hợp:

Quá liều:
Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện khác nhau tùy từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi. Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tương, nồng độ salicylat trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hóa nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tương trên 500 mg/lít ở người lớn hoặc 300 mg/lít ở trẻ em.

Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.

Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.

Tác dụng phụ:
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục).

Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.

Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.

Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.

Thận trọng:
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ, không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.

Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít bị hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gan dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.

Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.

Tương tác thuốc:
Khi dùng chung với một loại thuốc nhỏ mắt khác, nên dùng cách nhau 15 phút.

Dược lực:
Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da.


Dược động học:
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.

Cách dùng:
Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày.

Mô tả:


Bảo quản:
Bảo quản dưới 25 độ C.





+ "Lưu ý những sản phẩm đăng trên website thuộc loại thực phẩm chức năng: những sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
+ Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Danh sách bình luận


Tham gia bình luận

Đánh giá:
Hoebeprosalic HoebeprosalicProduct description: Hoebeprosalic : Vẩy nến, viêm da dị ứng mạn, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã, các bệnh lý khác đáp ứng với corticosteroid và làm giảm biểu hiện viêm của bệnh da tăng sinh tế bào sừngGTHOE Pharm Sdn Bhd GT1029


Hoebeprosalic


Vay nen, viem da di ung man, viem da than kinh, viem da tiet ba, cac benh ly khac dap ung voi corticosteroid va lam giam bieu hien viem cua benh da tang sinh te bao sung
RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212