Xin chào Bác Sĩ !
Cháu bị viêm chân răng từ rất lâu rồi, nướu xưng to ở hàm dưới và bây giờ bắt đầu lên hàm trên . Cháu có uống thuốc kháng sinh nhưng ko đỡ . Cháu cũng ko cảm thấy đau nhưng cháu lo sợ sau này sẽ bị rụng cả hàm răng . Cháu vệ sinh cũng rất sạch sẽ ngày tối thiểu ngày đánh răng 2 lần và thay bàn chải 4 tháng 1 lần . Nhưng cháu ko hiểu sao lại bị viêm đến mức độ ấy . Cháu nghe nói phải làm phẫu thuật thì mới hết nhưng nhà cháu ko có điều kiện . Bây giờ hàm răng rất quan trọng, cháu lại sắp ra trường và xin việc làm nữa . cháu rất lo lắng . Vậy xin BS cho biết Cháu có phải phẫu thuật ko ? Và chi phí có cao ko ạ ? Và mai kia cháu có bị rụng hết răng ko ạ ?
Cháu ko có điều kiện làm phẫu thuật bây giờ thì cháu phải làm jì , phải uống loại thuốc nào để ngăn chặn tình trạng xưng nướu ? Cháu rất mặc cảm khi phải cười thoải mái .
Rất mong nhận được câu trả lời sớm của các BS !
Cháu xin chân thành cảm ơn !
Các bệnh nha chu thường gặp nhất là viêm nướu răng và viêm quanh răng. Nha chu (bệnh của tổ chức quanh răng) là bệnh nhiễm khuẩn ở nướu răng, phá hủy sự liên kết giữa các sợi và xương, làm cho răng không gắn chặt vào xương hàm gây lung lay răng, có thể làm “rụng” răng hoặc áp-xe cấp tính gây đau đớn. Một trong những biện pháp giúp răng bền chắc là dùng vitamin. Dưới dây là một số loại vitamin thường được dùng điều trị cho các bệnh răng miệng.
Vitamin C: Ngoài tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, người ta còn dùng vitamin C để điều trị bệnh scorbut gây chảy máu chân răng. Vitamin C tham dự vào quá trình tổng hợp chất collagen (phân tử cơ bản của các mô liên kết). Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C sẽ dẫn đến bệnh scorbut, tế bào ontoplast bị thoái hóa, tủy răng, nướu răng trở nên xốp làm nướu răng bị viêm loét, dễ chảy máu chân răng và dẫn đến rụng răng. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, chống nhiễm khuẩn chân răng. Các vết thương sẽ mau lành nếu các mô được bão hòa lượng vitamin C.
Vitamin E: Goodson và cộng sự sau khi điều trị cho 14 bệnh nhân bị viêm nha chu bằng vitamin E đã nhận định vitamin E có khả năng ức chế prostaglandin. Kết quả cho thấy có sự giảm viêm sau khi điều trị bằng vitamin E trong 3 tuần. Báo cáo của công trình nghiên cứu cũng xác định có sự tương quan giữa nồng độ vitamin E trong máu với bệnh nha chu.
Ngoài ra còn phải kể đến tác động của một số hoạt chất khác như:
Lysozyme: Tỏ ra có hiệu quả diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra...
Carbazochrome: Tỏ ra hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị tính mỏng manh của thành mạch và làm gia tăng sự đàn hồi, từ đó ngăn chặn được hiện tượng xuất huyết.
THUỐC TẠI CHỖ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG
Đấy là những thuốc súc miệng để vệ sinh răng miệng, chống hôi miệng như Betadine (chứa povidone-iodine); Kem đánh răng trị các dạng đau trong bệnh nha chu, viêm nướu, chảy máu nướu răng như Arthrodont; Gel giảm đau, chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel; Viên ngậm chống nhiễm khuẩn, giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin v.v...
Ngoài ra còn nhiều loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc corticoid.
Trường họp của bạn nên đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được các Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Chúc bạn mau khỏi!
Bs.GiaThuoc