Tôi bị ho, nhưng không sôt. nên uống thuốc nào là tốt, cảm ơn
Ho là phản xạ thần kinh và tương ứng khi thở ra bất thình lình và mạnh. Nắp thanh quản lúc bắt đầu đóng lại rồi tức thì mở ra để đẩy lượng không khí ra ngoài, kèm theo các chất tiết chứa trong khí quản (nếu có). Ho là một phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể gây ho trong công tác điều trị phục hồi chức năng hô hấp.
1/ Ho cấp:
- Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
- Do dị ứng: Hen
- Bệnh gây ứ máu ở phổi như: bệnh phù phổi, tim thjường gặp ở người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cão huyết áp
- Hít phải bụi hoặc chất kích thích.
2/ Ho kéo dài có kèm theo chất tiết đa số là viêm phế quản mãn tính, nhất là những người hút thuốc lào thuốc lá nhiều cần chú ý:
- Ở một người nghiên thuốc lào thuốc lá nặng, ho luôn, đồng thời tính chất của ho thay đổi hoặc ho ông ổng đó là dấu hiệu của baó động ung thư phế quản
- Khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm luôn phải chú ý đến ung thư họng- thanh quản, ò thực quản, khí quản, thoát vị…
3/ Ho khan kéo dài cần chú ý đến:
- Bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính
- Ung thư phế quản: nghĩ đến bệnh này nếu ở bệnh nhân hút thuốc lá trên 20 bao /năm và cần phải soi phế quản mặc dù đã chụp phim phổi cản thấy như bình thường.
- Các bệnh tổ chức kẽ của phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi hoặc lao kê.
- Tràn dịch mạn tính màng phổi
- Một số chất độc gây kích htích trực tiếp do cơ chế miễn dịch dị ứng ngay như hen.
- Tình trạng tâm thần trong một số bệnh tâm thần…
4/ Điều cần nhớ khi xuất hiện triệu chứng ho:
- Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng, trong các trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ, thì nhất định không nên dùng thuốc kháng sinh, không dùng thuốc giảm ho.
- Nếu ho có tiết chất nhầy trong các bệnh mãn tính cũng không được dùng thuốc giảm ho, cần cho bệnh nhân uống nhiều nước; thuốc long đờm và cần cho bệnh nhân tập luyên để khạc đờm ra.
- Cần chú ý: Nếu ho trên 3 ngày thì phải đi chụp tim phổi. Còn ho kéo dài trên 3 tuần đặc biệt ở bệnh nhân già, có mắc các bệnh mãn tính khác hoặc gày sút, có sốt về chiều thì phải kiểm tra xem có mẵc lao phổi không và cân nhắc nên soi phế quản để phát hiện các bệnh lý ác tính.
Như trên đã giới thiệu, nếu bác ho cấp trên 3 ngày hoặc mắc ho kéo dài, tốt nhất bác nên đi khám để biết rõ tình trạng bệnh lý và có biện pháp điều trị cụ thể.
Chúc bác mạnh khoẻ