Tôi năm nay 45 tuổi, thường hay mất ngủ, có cách nào điều trị không
Bản chất của giấc ngủ: Ngủ là một trạng thái tự nhiên rất đặc biệt của cơ thể, trong đó cơ thể không liên lạc với môi trường bên ngoài qua đường thần kinh như bình thường. Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức thấp.
Trong giấc ngủ, các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng. Bắp cơ mềm, Cơ thể không đáp ứng với hầu hết với các kích thích môi trường, chỉ còn giữ những hoạt động sinhlý cơ sở như hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, tuần hoàn, ở mức thấp. Paplov xác định bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các cấu trúc dưới vỏ não.
Những yếu tố gây ngủ: tất cả những yếu tố nào gây ức chế đều có thể gây ngủ.
Một tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu, tác động liên tục, không có ý nghĩa tín hiệu, đều có thể gây ngủ. Ví dụ tiếng bánh xe lửa lăn trên đường ray, tiếng hát ru con của người mẹ.
Mỗi khi cơ thể ở trong hoàn cảnh vắng lặng không ánh sáng, tiếng động…thì những xung động từ những bộ phận cảm thụ bán thể tác động đều đều, cũng đưa lại giấc ngủ.
Những tác nhân thường đi kèm với giấc ngủ, ví dụ như hoàn cảnh đêm tối, nằm trên giường, đèn tắt…cũng là những kích thích có điều kiện gây ức chế ngủ.
Trong lúc ngủ, hầu như khắp vỏ não ở trạng thái ức chế. Nhưng có những điểm của vỏ não vẫn còn trong trạng thái tương đối hưng phấn. Các điểm đó là những điểm hưng phấn mà quá trình ức chế ngủ không xoá được trên vỏ não. Lúc thức, nếu ta quan tâm suy nghĩ nhiều vào những vấn đề gì thì lúc ngủ, các điểm đại diện thuộc vấn đề đó không bị ức chế hoàn toàn.
Các điểm tương đối hưng phấn trên vỏ não lúc ngủ, gọi là những điểm canh gác. Thí dụ, bà mẹ ngủ tiếng chó sủa to không làm thức nhưng con cựa nhẹ cũng gây thức giấc.
Giai đoạn chuyển biến từ tỉnh sang ngủ: thường giấc ngủ trải qua ba giai đoạn trung gian gồm có.
- Giai đoạn san bằng: Khi thiu thiu ngủ, các kích thích đều có tác dụng gần như nhau, không còn khác nhau như lúc thức tỉnh. Đó là giai đoạn san bằng. Nếu ngủ sâu hơn nữa các kích thích có tác dụng yếu trở thành tác dụng mạnh, và ngược lại. Đó là giai đoạn trái ngược.
- Khi đã ngủ say, các kích thích gây phản xạ thì gây ức chế, và kích thích gây ức chế lại gây phản xạ. Đây là giai đoạn cực kỳ trái ngược.
- Sau đó, thì giai đoạn ức chế hoàn toàn. Khi ngủ say, cơ thể sẽ không đáp ứng với các kích thích nữa.
Tóm lại: Giấc ngủ là một trạng thái ức chế, nó có tác dụng bảo vệ vỏ não và do đó nó giúp cho cơ thể hòi phục sức lực. Trong giấc ngủ, quá trình đồng hoá chiếm ưu thế, nhờ đó mà tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể nói chung và vào não nói riêng, giấc ngủ do đó giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khoẻ bị hao tổn lúc thức và lúc lao động. Trẻ em, người ốm, người mệt nhọc rất cần giấc ngủ đủ và yên tĩnh. Người ta còn có thể dùng giấc ngủ ngắn hoặc dài để điều trị một số bệnh.
Nguyên nhân gây mất ngủ: Người lớn thông thường ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày, trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều, trẻ sơ sinh thậm chí ngủ đến 20 tiếng mỗi ngày. Một giấc ngủ tốt là một giấc ngủ không có tỉnh giấc giữa đêm, không có ác mộng, sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy khoan khoái dễ chịu.
Những nguyên nhân gây mất ngủ:
- Bệnh tâm thần kinh như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, hưng cảm, sa sút tâm thần…
- Do stress: Học hành quá căng thẳng, công việc qua áp lực, nhiều mâu thuẫn do đồngnghiệp, gia đình, do mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính, do sang chấn tinh thần sau chấn thương, sau khi có người thân bị bệnh nặng, hoặc qua đời, sau li hôn, sau mất việc…hoặc mất ngủ gặp ngay ở những người quá lo sợ mất ngủ, nghĩ đến mất ngủ nhiều cũng không ngủ được.
- Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não: gặp trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh thận, mỡ máu cao…hay gặp tình trạng rất dễ ngủ, thậm chí ngủ gật vào ban ngay, chập tối. Đặc biệt dễ ngủ gật khi xem sách bão, xem tivi nhưng lại hoàn toàn khó ngủ vào ban đêm.
- Do rối loạn nhịp sinh học và lịch thức ngủ: du lịch dài ngày, do lệch múi giờ (vừa di chuyển từ nước này sang nước khác thường mất ngủ trong vòng 1, 2 tuần đầu), do công việc phải làm đêm như làm ca, nghiên cứu, ôn thi vào bạn đêm...
- Mất ngủ do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như hội chứng chân không yên, viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản thường khó tở vào ban đêm gần sáng làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bị còi xương sớm ...
- Mất ngủ do sử dụng thuốc: Nghiện rượu sẽ làm cho giấc ngủ ngắn, thuốc tránh thai, thuốc giảm béo, thuốc giúp hưng phấn thần kinh, vitamminC, và thậm chí là cả thuốc ngủ nếu dùng nhiều sẽ gây cho cơ thể “quen thuốc ” phải chờ có thuốc mới có thể ngủ được, nếu dừng thuốc đột ngột sẽ gây hội chứng cai thuốc khiến bệnh nhân mất ngủ, buồn bã chân tay,người bứt dứt khó chịu, rối lọan cảm giác, cảmgiác như có dòi bọ bò trong xương…
Giải pháp phòng chống mất ngủ
Rất dễ đối với những trường hợp mất ngủ mới mắc, ngắn chỉ trong vòng một tuần, thường bệnh nhân sẽ tự ngủ lại dễ dàng ngay sau đó, khi không còn những nguyên nhân gây mất ngủ như ôn thi, lo lắng công việc, hết căng thẳng bận bịu…
Nhưng cũng rất khó với các trường hợp mất ngủ kéo dài trên một tuần, ở những người già, người mắc các bệnh lý kèm theo như đã kể ở trên.
- Trước tiên, cần điều trị những bệnh lý có liên quan, từ đó sẽ cải thiện được giấc ngủ thông qua việc loại bỏ những yếu tố gây nên mất ngủ như tăng cường tuần hoàn não, cắt cơn khó thở do hen phế quản…
- Tránh căng thẳng thần kinh, loại bỏ stress là một yếu tố cần thiết cho mọi nguyên nhân gây mất ngủ.
- Nên ưu tiên cho giấc ngủ như: Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng mát, tránh dùng những chất kích thích, không nên xem phim bạo lực, hoặc tình cảm quá sướt mướt trước giờ đi ngủ.
- Nên đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải toả căng thẳng, máu huyết lưu thông. tắm nước ấm trước 20 phút trước khi đi ngủ
- Nên ăn những thức ăn tốt cho giấc ngủ như: mật ong, phấn hoa, nho, nhãn, chuối, đu đủ, ăn thức ăn có chứa nhiều omega 3,6,9 như cá, đậu, đỗ, lạc vừng, ăn ít thịt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu vào bữa tối. Loại bỏ hoặc hạn chế những thuốc gây khó ngủ hoặc uống xa bữa tối nếu được phép của bác sĩ.
- Có thể bật nhẹ đài, âm thanh của nó sẽ tạo tiếng động nhỏ và đều giúp ức chế vỏ não làm ngủ dễ hơn.
- Nếu thấy khi nằm quá 30 phút mà không ngủ được, hãy dậy và đọc sách, báo, rửa mặt bằng nước lạnh và nên uống một cốc mật ong ấm, có thể ngủ lại được.
- Không nên tự ý dùng thuốc an thần, gây ngủ khi chưa đi khám và tư vấn bởi bác sĩ. Thuốc Y học cổ truyền có tác dụng tốt trong điều trị nâng cao sức khoẻ nói chung cũng như lấy lại cân bằng âm dương, cân bằng hoạt động của các tạng phủ sẽ giúp điều trị các tình trạng mất ngủ rất tốt. Sản phẩm Goldream với thành phần thảo dược tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress.
Chúc bác mạnh khoẻ.