1.Da hai bên mắt cá chân của em bị dày lên như bị ''chai'' vây. Càng ngày càng dày lên rồi sau đó bị nứt ra và chảy máu.Khi ngâm nước thì nó mềm ra và có thể cạo đi được bằng móng tay,và có thể dùng dao cắt đuợc,nhưng sau khi cạo đi rồi nó lại tiếp tục dày lên. Như thế là bệnh gì
Chai chân tuy không phải là một căn bệnh, nhưng nếu bạn bị chai chân thì rõ ràng là không hề dễ chịu chút nào rồi. Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Nguyên nhân
Chai chân thường là do bạn đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân.
Hiểu đơn giản chai chân chính là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng.
Chai chân rất dễ nhận biết, nếu bạn thấy xuất hiện một vùng da ở chân dày cứng khác thường (có thể kèm theo lớp biểu bì sưng tấy), thì chứng tỏ bạn đã bị chai chân.
Chai chân thường hình thành nên các vết nhỏ và đóng ở các ngón chân, gan bàn chân và đôi khi là ở cả lòng bàn tay.
Ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng.
Cách ứng phó đơn giản
- Nếu bạn có vết chai hay phồng giộp ở quanh gót chân, bạn có thể làm mềm vùng da đó bằng cách ngâm chân vào chậu nước nóng sau khi tắm hoặc sử dụng đá để chườm lên vết chai. Nhớ là sau đó hãy bôi thêm kem dưỡng da, hãy lựa chọn loại kem dưỡng da có chứa thành phần dầu Vazolim hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó.
- Ngoài ra bạn cũng có thể thoa dầu của cây thầu dầu, dầu dừa hay dầu oliu lên vết sần mỗi ngày từ 3 đến 4 lần để làm mềm lớp da đó.
- Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần.
- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đó thấm lên chỗ sần.
- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai.
- Dẫm chân lên cát để làm bong ra lớp tế bào chết. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể ngăn ngừa chai chân.
Chúc bạn sức khoẻ.