1tuần nữa là cháu tròn 6tháng tuổi . Nặng 7kg . Lúc sinh 2.8 kg. Như thế cháu đã vào tuýp suy dinh dưỡng chưa . Hiện nay cháu đang bị ho, có rất nhiều đờm . Đi khám ở Viện Nhi TƯ, bsĩ bảo cháu bị tiểu viêm phế quản và cho đơn gồm: Emhancin 8ml/ngày chia 2lần; Vifazin 2ml/lần, 3lần / ngày, Colergis 5ml/ngày chia 2lần . Tôi đã cho cháu uống được 2hôm và trong quá trình đó cháu trớ ra nhiều đờm rớt nhưng hôm nay vẫn ho và có nhiều đờm . Cháu ra rất nhiều mồ hôi ở sau gáy. Bú khoảng 10phút là thấm ướt 1 khăn xô dài . Hơn nữa cháu bị ỉa chảy . Ỉa phun nước. phân lỏng , có xác thức ăn ,4lần / ngày, thóp bị trũng (vào buổi chiêu ). Tôi có hỏi bsi viện Nhi đã khám cho cháu , bs nói là tác dụng phụ của thuốc , nếu cháu đi nhiều hơn nữa thì nói bs đổi thuốc. Vì đơn thuốc có kháng sinh mà 2 ngày không đỡ , tôi rất lo lắng và mong bsĩ tư vấn gấp cho tôi . Xin chân thành cảm ơn !
1. Mời bạn theo dõi bảng này để biết về tình trạng dinh dưỡng của bé: (theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO)
1. Trẻ gái:
Tuổi *****Bình thường*** * Suy dinh dưỡng *** *Thừa cân
0 *******3,2 kg - 49,1 cm ** *2,4 kg - 45,4 cm *** 4,2 kg
1 tháng***4,2 kg - 53,7 cm** * 3,2 kg - 49,8 cm ** *5,5 kg
3 tháng***5,8 kg - 57,1 cm ** *4,5 kg - 55,6 cm ** *7,5 kg
6 tháng***7,3 kg - 65,7 cm ** * 5,7 kg - 61,2 cm ** *9,3 kg
12 tháng**8,9 kg - 74 cm ***** *7 kg - 68,9 cm ** 11,5 kg
18 tháng**10,2 kg - 80,7 cm* */8,1 kg - 74,9 cm** 13,2 kg
2 tuổi****11,5 kg - 86,4 cm **2*9 kg - 80 cm *** * 14,8 kg
3 tuổi ***13,9 kg - 95,1 cm *2 10,8 kg - 87,4 cm ** *18,1 kg
4 tuổi ***16,1 kg - 102,7 cm * 12,3 kg - 94,1 cm * **21,5 kg
5 tuổi ***18,2 kg - 109,4 cm * 13,7 kg - 99,9 cm ** *24,9 kg
2. Trẻ trai:
Tuổi *****Bình thường**** Suy dinh dưỡng **** Thừa cân
0 ********3,3 kg- 49,9 cm ** *2,4 kg - 46,1 cm *** *4,4 kg
1 tháng*** 4,5 kg - 54,7 cm ** *3,4 kg - 50,8 cm *** *5,8 kg
3 tháng ***6,4 kg - 58,4 cm *** *5 kg -57,3 cm **** * *8 kg
6 tháng ***7,9 kg - 67,6 cm ** * 6,4 kg - 63,3 cm *** *9,8 kg
12 tháng **9,6 kg - 75,7 cm *** 7,7 kg -71,0 cm **** *12 kg
18 tháng *10,9 kg - 82,3 cm ** *8,8 kg -76,9 cm **** 13,7 kg
2 tuổi ****12,2 kg - 87,8 cm ** 9,7 kg - 81,7 cm **** 15,3 kg
3 tuổi**** 14,3 kg - 96,1 cm ** 11,3 kg - 88,7 cm** * *18,3kg
4 tuổi ****16,3 kg - 103,3 cm *12,7 kg - 94,9 cm ** *21,2 kg
5 tuổi ****18,3 kg - 110 cm ** 14,1 kg -100,7 cm *** *24,2 kg
2. Bé bị ho, có đờm, đã được bác sĩ thăm khám trực tiếp, được chẩn đoán bệnh là viêm tiểu phế quản và đã được kê đơn thuốc điều trị, bạn cần cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Viêm tiểu phế quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thủ phạm gây viêm tiểu phế quản là virus hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi vào mùa đông và đầu xuânTrong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện và cần sự hỗ trợ của máy thở và thuốc kháng virus.
Triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản ở trẻ gồm:
- Ho
- Khò khè
- Khó thở
- Ra nhiều mủ nhầy
- Ăn uống kém
Điều trị viêm tiểu phế quản bằng cách nào?
Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì viêm tiểu phế quản do virus gây nên. Một loại thuốc kháng virus có tên là ribavirin có thể giúp trị bệnh, song dược liệu này không phổ biến vì có nguy cơ gây phản ứng phụ và thiếu tính thực tế trong sử dụng. Do đó, cách đối phó tốt nhất là hỗ trợ và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản RSV nhẹ thường bị ho và khò khè một chút, song nhìn chung vẫn ăn uống tốt và không cần sự hỗ trợ của máy thở hay viên thuốc nào. Trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ thấy khó chịu vì triệu chứng thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, trẻ cần thêm oxy, hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol - dược liệu làm giãn cơ phổi dùng trong bệnh hen suyễn.
Một khâu quan trọng trong điều trị viêm tiểu phế quản là hút hết dịch nhầy, và việc này cần phải tới bệnh viện.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu bé gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Trường hợp của bé bị rối loạn tiêu hoá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên đổi thuốc hoặc bổ sung thêm men vi sinh cho bé không? Nếu bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám ngay nhé!
Chúc bé mau khoẻ!
Bs.GiaThuoc