Con tôi 3.5 thang tuổi, nặng 5.5 kg, bé gại Cháu thường ọc sữa có ngày 2 lần và lưỡi cháu rất dơ, bà ngoại cháu có dùng mật ong để rơ lưỡi cháu nhưng tôi thấy ít hiệu quả và lo lắng vì vị giác của cháu còn quá yệu Tôi mong moi bác sĩ cho lời khuyên cho con tôi đỡ ọc sữa và lưỡi cháu sạch hơn , để tôi nuôi con tốt hợn Thành thạt cảm ợn
Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ.
Vì dịch trong dạ dày là dịch acid, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến trẻ sợ khi bú. Bên cạnh đó, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến trẻ dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi hít do dịch dạ dày. Đôi khi trẻ bị tím do ọc sữa vì dịch acid dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản và gây ức chế hô hấp khiến trẻ ngưng thở. Do đó trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi trẻ được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.
Việc phòng và điều trị trào ngược cho trẻ rất quan trọng với nhiều bước:
- Sau khi cho trẻ bú xong cần bế đứng trẻ lên và vỗ lưng trẻ để trẻ ợ hơi được, mục đích giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải trong dạ dày cũng dễ gây kích thích trẻ ói.
- Khi trẻ nằm cần cho trẻ nằm cao đầu, cũng như thân mình phía trên để tránh trào ngược, nếu trẻ bị ọc sữa thì nghiêng trẻ sang 1 bên ngay để không bị hít vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi ói vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
- Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
- Sử dụng các thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản như Motilium, Primperan, Omeprazol, Gel de Polysilen… theo hướng dẫn của bác sĩ khám và điều trị.
- Trong 1 số trường hợp trào ngược nặng nề quá gây viêm phổi thường xuyên hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì có thể phải can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa lại van giữa thực quản và dạ dày.
Trẻ bị tưa lưỡi miệng thấy có những mảng vàng đục mệm như đậu hũ ở trong má, lưỡi và vòm miệng. Trẻ bị tưa lưỡi lâu sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy, viêm phổi do nấm.
Cách chăm sóc: Rơ miệnh (lau miệng) cho bé bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để tránh tưa lưỡi. Với bé bú mẹ, giữ vệ sinh vú mẹ không để bị nhiễm đẹn, còn bé bú bình thay bằng núm vú khác mềm hơn để bé dễ bú. Nếu bé bị tưa lưỡi nhẹ có thể dùng nước mật ong loãng lau miệng cho bé. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của bé không đỡ bạn cần sự tư vấn của bác sỹ.
Chúc bé hay ăn chóng lớn.