Em bị đi tiểu buốt ( đái dắt) khoảng gần 2 ngày,sau đó thấy nước tiểu có màu đỏ và lập tức đi khám ngạy .Bác sĩ chuẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu và cho thuốc uống ,đã 2 ngày rồi mà em chỉ thấy giảm thôi chứa chưa khỏi khi tiểu vẫn hơi buốt .Cho em hỏi là bệnh có nguy hiểm lắm kô? Và phòng tránh thế nào ? Liệu sau này có ảnh hưởng tới sinh con kô ? (Em chưa có quan hệ bao giờ ). Xin cảm ơn!
Nhiễm trùng tiểu có thể gồm nhiễm trùng tiểu dưới và nhiễm trùng tiểu trên (viêm đài bể thận). Chẩn đoán xác định dựa trên kết quả cấy và điều trị dựa theo kết quả cấy và kháng sinh đồ. Trong thời gian chờ đợi kết quả cấy (thường ba ngày), bác sĩ có thể điều trị theo kinh nghiệm dựa theo các nhóm vi trùng thường gây nhiễm trùng tiểu (ví dụ E.coli). Cefixime là kháng sinh thuộc nhóm cepahlospin, khá nhạy với các vi trùng này và theo phác đồ điều trị là từ 7-14 ngày.
Những dấu hiệu của nhiếm trùng đường tiểu:
- Đây là những dấu hiệu nếu bạn bị nhiễm trùng:
- Đau hay cảm giác kim chích khi bạn tiểu.
- Sự thúc đẩy khiến đi tiểu nhiều.
- Lực nén trong phần bụng dưới.
- Nước tiểu có mùi hôi hay trông đục, màu như sữa hay có màu đỏ.
- Cảm thấy mệt, run rẩy hoặc bị sốt.
Để ngăn ngừa, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc vệ sinh như sau:
1. Trước tiên, phải uống ít nhất mỗi ngày 1,5 lít nước hoặc các thức uống khác (không có chất cồn và không quá nhiều chất cafeine). Việc này giúp “chế tạo” thật nhiều nước tiểu để cùng mang theo mầm bệnh ra ngoài, nhưng với điều kiện là phải bỏ thói quen “nín tiểu”. Nếu không, việc co thắt sẽ giúp mầm bệnh ở trong niệu đạo có cơ hội đi ngược lên. Chú ý, khi trời nóng hoặc ở nơi có bầu không khí nóng thì phải uống nhiều hơn, bởi vì càng ra nhiều mồ hôi càng ít đi tiểu, và đó chính là điều tai hại.
2. Hãy tránh “quá vệ sinh” bên trong. Vì không phải vệ sinh kỹ bên trong mà bạn sẽ ngăn ngừa được chứng viêm bàng quang, trái lại là đàng khác. Việc vệ sinh quá đáng đó sẽ phá hủy phần dịch tại chỗ vốn có vai trò đề kháng chống các chứng nhiễm trùng. Điều cần thiết là mỗi ngày làm vệ sinh một vài lần bằng xà phòng dịu hoặc xà phòng da liễu, xà phòng chuyên cho việc vệ sinh bên trong và không được dùng xà phòng kháng khuẩn trừ khi có ý kiến bác sĩ.
3. Sau khi đi cầu, hãy chùi từ trước ra sau để tránh tối đa sự tiếp xúc của vi khuẩn với lỗ tiểu.
4. Hãy tiểu tiện sau khi quan hệ tình dục. Giáo sư Francois Haab, bác sĩ khoa niệu của bệnh viện Tenon tại Paris nói rõ: “Biện pháp này thật sự quan trọng vì có nhiều bằng chứng cho thấy là quan hệ tình dục thường tạo điều kiện dễ dàng cho việc mắc bệnh viêm bàng quang”. Trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu xuống từ bàng quang thường bị mở rất rộng. Hơn nữa, những “chấn thương nhỏ” mà ống dẫn này chịu đựng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược trở lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.
5. Hãy chống táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Đó là cách để hạn chế sự tăng sinh và ứ đọng của vi khuẩn trong ống tiêu hóa - những thứ vi khuẩn có thể xâm chiếm khu vực bộ phận sinh dục với số lượng lớn.
6. Tránh mặc quần áo lót bằng vải tổng hợp và đồ chật, vì nó sẽ làm ra nhiều mồ hôi khiến gia tăng mầm bệnh tại chỗ.
Lời khuyên: Bạn phải đi khám ngay khi bị sốt, vì sốt có thể là dấu hiệu cho thấy chứng nhiễm trùng đường tiểu đang tiến về phía thận.
Tóm lại, bạn hãy theo nhận định và hướng xử trí của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Nếu cảm thấy không yên tâm, chị hãy đi khám lại tại bệnh viện chuyên khoa, tránh tự ý ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng thêm vì tình trạng kháng thuốc. Nếu có quan hệ tình dục, trong thời gian này nên áp dụng một biện pháp ngừa thai tạm thời.
Chúc bạn mau khỏi!
Bs.GiaThuoc