Tôi năm nay 49 tuổi nửa nam nay bị rối loạn kinh nguyệt, người lúc nào cũng cảm thấy nóng nhất là vùng mặt, đi khám phụ khoa không có bệnh, có phả tôi đang trong giai đoạn rối loạn tiền mãn kinh không
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ (yếu tố nội tại của con người là chủ yếu). Tỷ lệ phát bệnh ở người lao động trí óc cao hơn ở người lao động chân tay.
Đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, cuộc sống gia đình và hoạt động xã hội phát sinh những thay đổi; thêm vào đó là sự suy giảm công nǎng buồng trứng, mất cân bằng hoormon trong cơ thể, sự nhiễu loạn của các chứng bệnh... dẫn đến sự thay đổi diện mạo tinh thần và các phản ứng tâm lý.
Những thay đổi thường thấy là: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chân tay tê dại, mệt mỏi, sức tập trung kém, hiệu suất làm việc giảm...
Mất ngủ cũng là biểu hiện thường gặp, có trường hợp bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, hoặc sau khi ngủ dễ tỉnh giấc mà không ngủ lại được, hay mê sảng... Người mất ngủ nặng hầu như thức trắng, thuốc an thần cũng ít có hiệu quả. Do bị mất ngủ nên bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng. Nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ rơi vào vòng soắn bệnh lý.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường đã đến tuổi nghỉ công tác, phải rời xa tập thể. Khi đó, con cái cũng đã trưởng thành, thoát ly gia đình để học tập hoặc công tác. Do thể lực sa sút, hoạt động xã hội ngày càng giảm, trong tư tưởng của họ dần dần sản sinh cảm giác cô độc. Họ ngộ nhận là mình đã già, không còn có ích gì cho xã hội và con cái nữa; thấy cuộc sống tẻ nhạt,hoài nghi về giá trị tồn tại của mình, từ đó mà sinh ra trạng thái bi quan, tiêu cực, lo lắng, u uất, dễ kích động.
Phụ nữ trí thức lấy hoạt động của đại não là chính. Tuy vẫn giữ cương vị công tác nhưng vì khả nǎng ghi nhớ giảm, tư duy không tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc nên họ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, cǎng thẳng.
Một số ít phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có những thay đổi về tính cách hoặc hành vi. Bình thường vốn rất hòa nhã, khoan dung, đại lượng, họ bỗng trở nên nóng tính, nổi cáu bất thường; hoặc suy nghĩ hẹp hòi, hay đa nghi, đố kỵ, lãnh cảm... Có những người lại thích giãi bày tâm sự với người khác. Khi gặp một người nào đó, họ đem hết u uất trong lòng ra để nói, có khi làm cho người nghe cảm thấy nản lòng.
Những biến đổi tâm lý theo hướng tiêu cực này sẽ tạo ra sự cản trở, ức chế công nǎng sinh lý của các bộ phận khác, dẫn đến tiêu hóa không tốt, chán ǎn uống, huyết áp tǎng, nếu lâu dài có thể gây bệnh.
Những triệu chứng tinh thần kể trên không phải là hậu quả tất yếu của mãn kinh. Cũng có phụ nữ không có những triệu chứng tinh thần trên hoặc có ở mức rất nhẹ. Đặc trưng tính cách, tình hình kinh tế, nhân tố môi trường... của mỗi cá nhân đều liên quan đến mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu khi còn trẻ tinh thần ổn định thì đến thời kỳ mãn kinh, trạng thái tinh thần cũng tương đối ổn định. Nếu khi trẻ quá yếu đuối thì trong thời kỳ mãn kinh, họ dễ phát sinh triệu chứng tinh thần. Phụ nữ nông thông rất dễ vượt qua thời kỳ mãn kinh. Ngược lại, những phụ nữ có cuộc sống sung túc, điều kiện sống tốt, có địa vị xã hội... dễ xuất hiện những trở ngại tâm lý và triệu chứng tình cảm, duy trì trong thời gian tương đối dài.
Thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn sinh lý có ở tất cả những phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều người trong giai đoạn này tuy không bị sức ép công việc, gánh nặng gia đình, nhưng một số đặc trưng lão hóa bắt đầu xuất hiện do sự thay đổi sinh lý và do các bộ phận trong cơ thể chuyển biến theo xu hướng suy giảm. Vì vậy, chị em phụ nữ ở vào thời kỳ này nên vận dụng những tri thức khoa học hiện đại, tự giác duy trì sức khỏe bản thân, giữ được thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng, trí nǎng tốt, làm chậm sự suy thoái, lão hóa công nǎng sinh lý của các cơ quan, kéo dài tuổi thọ.
Để làm chậm quá trình lão hóa, người ta thường nghĩ đến những bài thuốc "trường sinh bất lão" hoặc "cải lão hoàn đồng" của các vị hoàng đế. Tuy nhiên, dùng thuốc trị bệnh chỉ là một trong rất nhiều việc phải làm. Để làm chậm quá trình lão hóa, nên dựa vào các phương pháp như sau: Giữ cho trạng thái tâm lý tốt; Duy trì cuộc sống gia đình hài hòa; Xây dựng chế độ sinh hoạt nề nếp; Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ; Chú ý phối hợp ǎn uống hợp lý; Rèn luyện thân thể vừa sức; Chú ý bảo vệ vẻ đẹp của da; Kiểm tra sức khỏe định kỳ; Dùng các loại thuốc trị bệnh thích hợp. Để giữ được trạng thái tâm lý tốt, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống nên tự ý thức về những thay đổi về địa vị xã hội và cuộc sống gia đình, tự điều chỉnh những sinh hoạt cần thiết, giải trừ lo âu, bồi dưỡng tình cảm, lạc quan, vui vẻ. Trong công việc và cuộc sống gia đình thường gặp phải những việc không theo ý muốn, phải học cách tự giải tỏa. Đối với những vấn đề phi nguyên tắc, nên khoan dung, đại lượng, bình tĩnh xử lý, chủ động xây dựng quan hệ giao tiếp tốt. Đối với những phụ nữ có tình cảm bất ổn định cần đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn, có khi phải dùng đến các loại thuốc an thần, hoặc thuốc tạo hưng phấn... để khôi phục nǎng lực khống chế tình cảm.
Chúc bác sức khoẻ!
Bs.GiaThuoc