tôi quá kinh đến nay đã 18 ngày, có triệu chứng thai nghén, đau âm ỉ bụng trái ( ngang rốn) thử bằng que thử 2 lần kết quả có thai . siêu âm thường cho kết quả tử cung to hơn bình thường, có một túi nghi là u nang buồng trứng, chưa phát hiên thai trong tử cung. Nội soi tai TT bảo vệ SKBMTE chưa phát hiện gì thêm. Cho tôi được hỏi liệu tôi có nguy cơ chửa ngoài tử cung không, hướng điều trị như thế nào, tôi có thể dùng thuôc hoặc mổ nội soi thì phải đến BV nào (cần tư vấn gấp) xin chân thàng cảm ơn
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh không nằm ở trong tử cung mà nằm ở buồng trứng, bụng hay cổ tử cung. Những vị trí này không thể phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Nếu cứ để bào thai phát triển sẽ gây hại cho các cơ quan chứa nó và nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Những trường hợp thai ngoài tử cung thường phải bỏ đi.
Dấu hiệu nhận biết
- Chảy máu âm đạo, choáng, chóng mặt, huyết áp thấp (đều do mất máu).
- Đau bụng dưới.
Nguyên nhân
Có thai ngoài tử cung là do trứng đã thụ tinh không đủ khả năng di chuyển nhanh chóng xuống tử cung qua ống dẫn trứng. Sự viêm nhiễm ống dẫn trứng cũng là một trong những nguyên nhân cản trở trứng di chuyển xuống tử cung. Bệnh viêm khung xương chậu là bệnh phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, bệnh viêm màng dạ con, sẹo mổ do phẫu thuật vùng bụng hay ống dẫn trứng cũng cản đường đi của trứng.
Hướng chẩn đoán và điều trị
Trước tiên, nếu người bệnh bị đau bụng và nghi ngờ có thai thì phải làm xét nghiệm nước tiểu. Nếu xét nghiệm dương tính (tức đã có thai), thai phụ sẽ được kiểm tra lượng hormon HCG xuất hiện trong máu và nước tiểu (trong vòng 10 ngày sau khi quan hệ và cứ 2 ngày trong vòng 10 tuần đầu của thai kỳ lại tăng lên gấp đôi). Nếu lượng hormon HCG thấp hơn so với tiêu chuẩn cần có của thai kỳ, có thể thai phụ đã bị thai ngoài tử cung.
Bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ khám vùng xương chậu để xác định vùng bị đau, kiểm tra độ co giãn của tử cung hay phát hiện bất cứ vấn đề gì trong vùng bụng. Thai phụ cũng có thể được siêu âm để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường trong tử cung hay không hoặc để phát hiện các bất thường khác trong vùng bụng. Tuy nhiên, việc siêu âm quá sớm chưa chắc đã phát hiện được thai ngoài tử cung.
Một phương pháp khác nữa là bác sĩ có thể dùng một đầu dò âm đạo để đặt vào phía trên âm đạo, sau tử cung và trước ruột. Nếu có máu hay chất dịch xuất hiện, đó cũng chính là dấu hiệu thai ngoài tử cung. Cho dù sử dụng bất kỳ thiết bị khám nghiệm nào tốt nhất thì cũng khó có thể chẩn đoán được trứng đã làm tổ trong tử cung hay chưa khi bào thai chưa được 6 tuần tuổi. Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ cứ 2 ngày một lần đo lượng HCG. Nếu lượng hormon này không tăng đúng mức cần thiết, bác sĩ vẫn kiểm tra tình trạng của người bệnh cẩn thận và đợi đến khi thai nhi được 6 tuần tuổi để kiểm tra bằng siêu âm.
Nếu phát hiện sớm thai ngoài tử cung ngay sau tuần thứ sáu, thai phụ có thể được tiêm methotrexate để bỏ thai. Phương pháp này giảm thiểu khả năng gây tổn thương vùng xương chậu.
Nếu thai quá lớn, thai phụ sẽ phải mổ thông thường hoặc mổ nội soi để bỏ thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, dù thai phụ có dùng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn phải kiểm tra liên tiếp trong vòng 12 tuần để được đảm bảo lượng HCG trở về mức không (zero).
Lời khuyên cho người bệnh
Không có biện pháp nào tránh được việc mang thai ngoài tử cung cần xử lý càng sớm càng tốt một khi nó đã xảy ra.
Theo chúng tôi, bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện phụ sản Hà nội. Các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn sau khi thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm cần thiết!
Chúc bạn sức khỏe!
Bs.GiaThuoc