em 22 tuổi, kinh nguyệt không đều khi mới bắt đầu có từ lúc 15t, 1 nam có khoảng 2 lần hay nhiều hơn một chut..không đệu Nhưng sức khoẻ bình thường Đi khám thì bác sĩ cứ nói là rối loạn tiết tố và nói không uống thuốc cũng đươc...nếu uống thì phải uống hoài, Em nay đã có gia đình và mún sử dụng thuốc tránh thai loại thông thường, nhưng không biết có được không khi chu kì kinh nguyệt không đều ???và em nên uống loại nào
Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu của tử cung một cách có chu kỳ ở loài người và loài linh trưởng. Chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ trung bình là 28 ngày, là một hiện tượng sinh lý của người phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi. Tuổi có kinh cũng đồng nghĩa là tuổi có khả năng sinh đẻ.
Kinh nguyệt gồm những yếu tố sau : tuổi có kinh, chu kỳ , số ngày, số lượng, màu sắc,hiện tượng kèm theo, tuổi hết kinh. Thông thường vào khoảng giữa chu kỳ kinh tức là khoảng 14 ngày kể từ ngày đầu tiên thấy kinh của chu kỳ kinh trước sẽ có hiện tượng rụng trứng, sau khi trứng rụng tử cung niêm mạc phát triển mạnh, dầy lên và sẵn sàng cho việc làm tổ của trứng. Nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 12giờ sẽ chết, sau 14 ngày niêm mạc tử cung sẽ có hiện tượng bong ra, chảy máu (ra máu kinh) hay gọi là kinh nguyệt.
Rụng trứng và kinh nguyệt là hiện tượng ngẫu nhiên đi với nhau tuần tự như vậy, nhưng không phải là nguyên nhân và kết quả. Vì có những trường hợp khác thường hiếm gặp trên sinh lý, không phải là bệnh như:
- Có rụng trứng nhưng không có kinh nguyệt, có phụ nữ cả đời không có kinh nhưng vẫn rụng trứng. Trong dân gian gọi những người mà 2 tháng hành kinh một lần thì gọi là tính nguyệt, 3 tháng có kinh một lần gọi là cự kinh hay án quý, một năm hành kinh một lần thì gọi là tị niên, suốt đời không có hành kinh vẫn có thai thì gọi là ám kinh.
- Nhưng cũng có trường hợp có kinh nguyệt nhưng không có rụng trứng (chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng)
Việc bác sĩ xác định tình trạng kinh nguyệt thưa của bạn là do rối loạn nội tiết nhưng không cần dùng thuốc có thể là tình trạng khác thường kể trên, mà không phải là bệnh lý của cơ quan sinh dục và bạn vẫn có khả năng mang thai, nếu thế thì bạn không nên lo lắng quá. Thuốc tránh thai cũng có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, việc sử dụng thuốc tránh thai như thế nào thì bạn cần phải đi khám chuyên khoa phụ sản để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn khoẻ và hạnh phúc!