So sánh tác dụng chống viêm của glucocorticoid và NSAIDs ? Cách sử dụng 2 loại thuốc này trong việc điều trị viêm ?
Glucocorticoid chống lại các biểu hiện của quá trình viêm, dị ứng dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), có được tác dụng đó là doGlucocorticoid làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin (interleukin, TMF, GM-CSF) ecosanoid (prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast; làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào và giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này; Glucocorticoid còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều này góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương. Ngoài ra Glucocorticoid làm giảm số lượng bạch cầu lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể và các thành phần bổ thể, ức chế giải phóng và tác dụng của các enzym tiểu thể, ức chế hóa hướng động và sự di chuyển của bạch cầu do đó nó có tác dụng ức chế miễn dịch. Nhưng điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ, làm giảm khả năng đề kháng nên dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Thuốc có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân (cơ học,hóa học, miễn dịch và nhiễm khuẩn). Thuốc thường dùng để điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thấp tim, viêm mũi dị ứng, viêm cơ xương khớp, viêm da, viêm da tiếp xúc, mày đay....
Tác dụng chống viêm NSAIDS: các thuốc chống viêm NSAIDS đều ức chế enzym Cyclooxygenase (COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm. Các thuốc nhóm này chỉ sử dụng điều trị các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vẩy nến, viêm cơ, viêm màng hoạt dịch, viêm gân...