tôi có người thân, vì không biết có thai nên có uống 01 viên vitamin A 100000 UI vào đầu kỳ kinh. Hiện nay thai được xác định trên siêu âm là thai dưới 4 tuần, chưa xác định được tuần thai.
Các thông tin về vitamin A liều cao khiến tôi không thể yên tâm (các thông tin này chỉ đề cập đến viên vitamin A 5000UI, sử dung liều cao, quá liều mà không thấy nói đến liều cao, quá liều ở viên nang vitamin A 100000 UI)
Qua Quý báo, tôi muốn được hỏi:
Nếu uống 01 viên vitamin A 100000 UI ở phụ nữ mang thai đã gọi là liều cao chưa? Thì gian tác dụng của viên nang này kéo dài bao lâu? Trong trường hợp của tôi có thể giữ thai để đẻ được không?
Rất mong nhận được thông tin từ Quý báo
Trân trọng cảm ơn!
Các thông tin về Vitamin A cần lưu ý như sau:
Thận trọng lúc dùng
Khi dùng liều cao kéo dài, cần điều trị từng đợt, dùng 6 tuần, nghỉ 2 tuần. Thận trọng ở phụ nữ có thai.
- Không được dùng với các thuốc khác có chứa vitamin A.
- Viên: tránh dùng cho người mẫn cảm với tartiazin và/hoặc acid acetylsalicylic.
- Khi có thai không được dùng quá 6000UI/ngày. Dùng liều cao vitamin A gây dị dạng bào thai. Không dùng liều cao với người đang nuôi con bú, không vượt quá 6000UI/ngày (kể cả trong khẩu phần ăn).
Tác dụng phụ
Thường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần).
Liều lượng :
Uống: người lớn 2–6 viên hoặc 20–60 giọt/ngày. Trẻ em 1-3 viên/ngày hoặc 10–30 giọt.
Tiêm sâu bắp thịt: người lớn, trẻ em từ 15 tuổi trở lên: cứ 6 tháng tiêm 1 lần 1 ống 500.000 UI
Qúa liều :
Cấp tính với liều vượt quá 150.000UI ở trẻ em, 100.000UI ở người lớn.
Biểu hiện: rối loạn têu hóa, (chán ăn, nôn, ỉa chảy), nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, phù nhú thị giác, rối loạn tâm thần (lú lẫn, mê sảng) dễ kích động, co giật, tróc vẩy da. Hàm lượng Retinol huyết tương 150mcg/100ml. Mãn tính, nếu dùng:
Trẻ mới đẻ: 10000 UI/24 giờ, từ 1–3 tháng.
Trẻ em: 10000–30000UI/24 giờ, từ 2–6 tháng.
Người lớn: 50000–100000 UI/24 giờ, từ 2–6 tháng. Biểu hiện: mỏng, mảnh, khô giòn da–lông, móng, niêm mạc môi, lợi nứt nẻ-tăng áp lực nội sọ, nhức đầu, phù nhú thị giác, song thị, rung giật nhãn cầu, sợ ánh sáng, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ, đau xương khớp, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, gan lách to, xơ gan. Trẻ em dày lớp vỏ xương ở xương dài, hàn sớm đầu xương (phồng dưới da, nhạy cảm đau đầu chi).
Cần sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo thông tin từ SK&ĐS: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ dùng vitamin A quá liều có thể gây dị dạng thai nhi hoặc gây đẻ khó do rối loạn cơn co.
Vì vậy việc uống dầu cá hằng ngày khi mang thai là không cần thiết, tuy hàm lượng vitamin A trong dầu cá không cao lắm, có thể uống 1 – 2 viên/ngày.
Nhưng vitamin A là loại tan trong dầu khi thừa không thải trừ ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà lại tích luỹ trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Hơn nữa vitamin A rất sẵn có trong thực phẩm như: gan động vật, trứng, sữa... và dạng tiền vitamin A là beta caroten có rất nhiều trong các loại củ quả có màu vàng, đỏ: cà rốt, đu đủ, gấc, chuối..., các loại rau xanh thẫm: rau ngót, rau muống, rau khoai lang, mồng tơi...
Vì vậy phụ nữ mang thai chỉ cần ăn nhiều các thực phẩm này hàng ngày thì cũng cung cấp đủ vitamin A rồi.
Việc người thân của bạn sử dụng liều Vitamin A 100.000 UI là dùng liều cao ( 1 viên 100.000 UI tương đương 20 viên 5000UI) trong khuyến cáo là không nên dùng quá 6000UI/ngày với phụ nữ có thai.
Việc ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào cần phải được siêu âm theo dõi, bạn cần lưu ý các tác dụng phụ khi dùng liều cao. Khi sử dụng các loại thuốc cần phải theo chỉ định của B.sĩ không nên tự ý dùng thuốc vì rất có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Chúc bạn sức khỏe.