Chồng tôi năm nay 38 tuổi, gần đây tôi phát hiện anh ấy mất ngủ, đêm đang ngủ tự nhiên nghiến răng kèn kẹt và ngồi dậy nói lảm nhảm...
Chồng tôi năm nay 38 tuổi, gần đây tôi phát hiện anh ấy mất ngủ, đêm đang ngủ tự nhiên nghiến răng kèn kẹt và ngồi dậy nói lảm nhảm, đập cái gì đó quanh giường, sáng dậy mệt mỏi hỏi không nhớ gì. Xin hỏi đó là bệnh gì? Có ảnh hưởng sức khỏe không?
Vũ Thị Quyên ([email protected])
Giấc ngủ bảo đảm sự phục hồi chức năng hoạt động của não trong trạng thái thức tỉnh, có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhu cầu ngủ của người lớn bình thường khoảng 6-7 giờ mỗi đêm. Mỗi đêm có 4-5 chu kỳ ngủ. Mê sảng khi ngủ, nói khi ngủ... là biểu hiện của bệnh mộng du, một trong những dạng rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất. Mộng du hay xảy ra vào 1/3 đầu của thời gian ngủ trong đêm. Thủ phạm chính của bệnh này là những khó khăn về tâm lý. Tình trạng lo âu nặng nề, thiếu ngủ hay sợ hãi ám ảnh điều gì đó sẽ là nguyên nhân khiến cho chứng mộng du xuất hiện. Để giảm ảnh hưởng xấu của mộng du, người bệnh cần được điều trị bằng luyện tập thư giãn và dùng thuốc an thần nhẹ để giúp xóa cơn chứ không phải để chữa khỏi bệnh. Để dự phòng rối loạn giấc ngủ nói chung, cần thường xuyên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Tránh dùng các thuốc kích thích như chè, cà phê, thuốc lá, rượu, tránh căng thẳng cảm xúc. Chế độ làm việc, hoạt động, giải trí, rèn luyện thân thể phải hợp lý. Trước khi đi ngủ nên xoa bóp, tắm nước ấm, đi bộ, nghe nhạc nhẹ... Nếu đã thực hiện như trên mà hiện tượng này vẫn tái diễn thường xuyên, cần khám chuyên khoa tâm thần.
BS. Hoàng văn Thái
ĐAU NỬA ĐẦU dữ dội và lâu năm đến đâu cũng đỡ 90% nhờ phương pháp này! Bỏ Seduxen, tôi vẫn ngủ được nhờ thảo dược Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng - Triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm Phải đọc: Tiểu đêm, đái rắt có phải ung thư tuyến tiền liệt