Chồng tôi thường xuyên bị các vết thương do chơi bóng đá. Sau mỗi lần bị chầy xước (thường là vết rộng), anh dùng cả lọ thuốc sát khuẩn povidone iodine...
Chồng tôi thường xuyên bị các vết thương do chơi bóng đá. Sau mỗi lần bị chầy xước (thường là vết rộng), anh dùng cả lọ thuốc sát khuẩn povidone iodine 10% để rửa và xối lên vết thương nhiều lần trong ngày, liên tục vài ngày. Tôi băn khoăn việc dùng nhiều povidone iodine có gây hại toàn thân không? Xin bác sĩ giải thích giùm.
Nguyễn Ngọc (Hà Nội)
Dung dịch povidone iodine 10% là thuốc sát khuẩn, chủ yếu là dùng ngoài da. Đây là phức hợp của iod với polyvinyl pyrrolidon dễ tan trong nước và trong cồn, phóng thích iod từ từ và liên tục do đó kéo dài tác dụng. Thuốc có tác dụng sát khuẩn da và niêm mạc trước và sau khi mổ, sát khuẩn khi tiêm truyền. Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn vết bỏng, vết thương hở...
Tuy nhiên, khi dùng thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, dị ứng như viêm da do iod, đốm xuất huyết...
Trường hợp của chồng bạn, việc dùng cả lọ thuốc mỗi lần cho vết thương như vậy là không cần thiết. Thông thường chỉ nên thấm povidon iod vào bông hoặc gạc rồi lau vết thương, ngày 2 lần. Tuy nhiên, cho dù là thuốc bôi ngoài da thì iod vẫn hấp thụ qua da và thải trừ qua nước tiểu nên có nguy cơ đi vào máu, gây tác động toàn thân, nhất là khi bôi trên vết thương hở và băng kín. Dùng thuốc nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng nặng sẽ gây nhiều tác dụng phụ toàn thân (có cảm giác vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, tiêu chảy...), nặng hơn nữa gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Lượng iod quá thừa còn gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp.
DS. Trung Anh
Người bị tai biến sẽ hối hận cả đời nếu không biết điều này sớm hơn Chỉ đã từng nghĩ cắt trĩ là xong ai ngờ ... Học kỹ sư cách thoát khỏi viêm xung huyết hang vị, dạ dày