Hai bàn chân tôi bị chai khiến thỉnh thoảng tôi phải dùng dao cắt gọt chỗ chai ấy. Xin hỏi bác sĩ vì sao bị chai?
Hai bàn chân tôi bị chai khiến thỉnh thoảng tôi phải dùng dao cắt gọt chỗ chai ấy. Xin hỏi bác sĩ vì sao bị chai? Có cách nào chữa hết hay hạn chế bệnh này như thế nào?
Nguyễn Văn Hồng (Châu Quỳ, Nghệ An)
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng. Thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Chai chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt... Ngoài ra, chai còn là hậu quả của một lần nhiễm trùng khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát... nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm). Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu ta tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do bệnh dễ tái phát, vì thế, sau khi điều trị, bệnh nhân cần đề phòng tái phát bằng cách: tránh đi giày quá chật, quá cao, mũi nhỏ... để tránh những điểm tì quá mạnh. Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân, thay vì đi giày, nên xỏ chân vào dép hay xăng đan... Trường hợp phải đi giày, có thể dùng dây thun rộng khoảng 2- 3cm quấn 3, 4 vòng xung quanh bàn chân, phía trên và phía dưới vị trí của chai. Như vậy ta đã tạo một khoảng cách giữa chai và lót giày. Chai sẽ không chịu lực tì nữa.
BS. Vũ Thu Dung
Người bị tai biến sẽ hối hận cả đời nếu không biết điều này sớm hơn Các mẹ nhất định phải biết nếu người thân của mình nghiện rượu Mất ngủ ở phụ nữ sau 35: Ngủ lâu, sâu giấc nhờ cây thuốc này