cháu đi khám BS (nội soi),BS bảo cháu bị viêm trợt hang vị dạ dày va da kê dơn thuốc ,cháu dã uống thuốc và thấy đỡ [Dơn Thuôc :Hipropinkipl +motiomem +đạm + cimeti],nhưng do cháu ko an kiêng được jờ bệnh lại tái phát và cháu cũng đã thử dùng đơn thuốc cũ thấy bệnh chỉ đỡ trong thời jan dùng thuốc .cháu thấy cơ thể khó hấp thụ chất dinh đưỡng .đặc biệt hay bị đi ngoài phân lỏng .mong BS kê cho cháu một dơn thuốc hữu hiệu .cháu muốn tăng cân ah,20 tuoi đầu mà cứ để bố mẹ llo lắng mãi huuhu
Cơ chế gây bệnh dạ dày tá tràng.
Ngày nay, người ta cho rằng bệnh loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ.
1/ Những yếu tố gây loét:
- Acide Clohydric và pepsin dịch vị.
- Vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori
- Thuốc chống viêm, giảm đau thông thường đều ảnh hưởng đến dạ dày
- Vai trò của rượu và thuốc lá.
2/ Yếu tố bảo vệ
- Vai trò của các muối kiềm bicacbonnat trong lớp niêm dịch dạ dày
- Vai trò của chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc
- Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày
- Sự toàn vẹn của lớp tế bào biểu mô và bề mặt niêm mạc dạ dày tá trànángự phá vỡ cân bằng giữa hai nhóm yếu tố trên xảy ra khí nhóm yếu tố gây loét tăng cường hoạt động mà không củng cố đúng mức hệ thống bảo vệ, ngược lại hệ thống bảo vệ bị suy kém nhưng yếu tố tấn công lại không giảm tương đương.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống trong bệnh dạ dày tá tràng.
1/ Tránh căng thẳng thần kinh, tránh các chấn thương về tình cảm tinh thần, không nên thức khuya, làm việc trí óc căng thẳng hoặc lao động quá sức.
2/ Nên ăn uống điều độ, không nên nhịn đói quá hoặc cũng không nên ăn no quá, bữa ăn phải đúng giờ, không ăn gia vị chua cay, không lạm dụng rượu và thuốc lá.
3/ Nếu đau tái phát có chu kỳ liên quan đến thời tiết như lạnh, ẩm thì nên giữ gìn mỗi khi có hiện tượng thời tiết liên quan.
4/ Nếu mắc các bệnh kèm theo như basedow, cường vỏ thượng thận thì nên điểu trị những bệnh đó một cách triệt để để không làm cho bệnh dạ dày nặng thêm.
5/ Nếu có yếu tố gia đình, thể trạng trong bệnh thì chủ động nên chủ động khám và điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
6/ Không nên tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh lý khác, cho dù là những bệnh thông thường mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì rất nhiều thuốc có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, làm cho bệnh dạ dày nặng thêm thậmchí gây xuất huyết dạ dày, nguyhiểm đến tính mạng.
7/ Nên tuân thủ tốt đơn trị liệu của bác sĩ trong điều trị và phòng chống taí phát bệnh. Nếu không đỡ, nên đi khám lại để có phác đồ điều trị mới hợp lý hơn.
8/ Muốn tăng cân, trước hết tình trạng bệnh dạ dày của bạn phải thuyên giảm. Nên ăn uống thức ăn dễ tiêu và giàu năng lượng như sữa Ensure, thức ăn giàu đạm và chất béo như cho thêm dầu thức vật trong những món canh để bạn có thêm năng lượng cung cấp cho cơ thể thịt cá nên hầm kỹ để tránh ảnhhưởng đến sự tiêu hoá của dạ dày. Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ đã chiên xào, khó tiêu.