0902351xxx : BS ơi cho em hỏi, em năm nay 28 tuổi, nữ , 1 tháng nay em có đi bơi thường xuyên nhưng từ khi đi bơi 2 vai đau mỏi đến giờ chưa khỏi. Nhiều khi không với tay ra sau lưng được. Vậy có phải em đã bị dãn dây chằng không? và nên xử lý như nào ạ? vì giờ em có dán miếng dán và vẫn đi bơi đều hôm nào đau quá mới nghỉ ạ.
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời bạn nói nhiều khả năng bạn bị viêm các gân cơ dây chằng vùng vai do bị căng giãn khi luyện tập quá mức. Bạn cần xem xét thay đổi các điều dưới đây:
- Điều chỉnh kỹ thuật bơi cho đúng hoặc thay đổi kiểu bơi.
- Khởi động kỹ trước khi tập.
- Tập vừa sức, nghỉ ngơi khi đau
- Chườm lạnh khi đau nếu cần , mỗi lần 5-10 phút
- Không nên xoa bóp bằng dầu hoặc dán các miếng dán nóng.
Nếu không đỡ đau nên đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình hoặc có thể đến phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao tại 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh, Phòng khám Vietlife để được tư vấn và điều trị.
Chúc bạn mau bình phục!
Thưa bs, tôi 45 tuổi có đi tập yoga được 3 tháng nay. Nhưng do cố kéo giãn người khi tập nên 1 tuần nay lưng tôi rất đau, không với dài được. Tôi có tạm nghỉ tập và dán cao nhưng vẫn chưa thấy đỡ. vậy tôi có cần phải đi chụp chiếu gì không? vì tôi nghĩ có thể là chấn thương cơ nên nghỉ ngơi sẽ khỏi. BS cho tôi lời khuyên.
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo như lời bạn nói thì nhiều khả năng bạn đã bị căng, rách cơ vùng lưng do các động tác quá mức.
Bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh vùng đau trong 5 phút, ngày làm từ 3-4 lần. Dùng thuốc giảm đau Nếu không đỡ, nên đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình hoặc có thể đến các phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao để được tư vấn và điều trị.
Chúc bạn mau bình phục!
Quang Dũng - Tân Bình Thưa BS, Em chơi đá banh và bị đau gối, nghỉ hơn tháng. Đến nay chân đi bình thường nhưng co duỗi khớp gối kêu lộp cộp, vận động mạnh như chạy hay lên xuống cầu thang thì hơi đau nhẹ. Không biết tình trạng vậy là sao, thưa BS? Em năm nay 33 tuổi ạ
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời bạn kể thì nhiều khả năng bạn bị rách, dập sụn khớp hoặc sụn chêm trong gối. Tình trạng này thường xảy ra sau các hoạt động thể thao quá sức, đặc biệt các môn ảnh hưởng đến gối nhiều như bóng đá, bóng chuyền, tennis, các môn chạy nhảy cường độ cao khác…
Nếu tình trạng trên kéo dài bạn nên đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình hoặc có thể đến phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao tại 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh, Phòng khám Vietlife để được tư vấn và điều trị.
Chúc bạn mau bình phục!
(
[email protected]) Thưa bs, em rất muốn đi tập thể dục nhưng từ khi phát hiện bị giãn tĩnh mạch bác sĩ khuyên không nên vận động quá nhiều. Vậy em có thể đi bộ hay nên chơi môn thể thao nào thưa bs?
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Bệnh lý tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp, xảy ra do sự suy yếu các van tĩnh mạch vùng chi dưới, làm hồi lưu máu trở về tim trở nên khó khan, hâu quả gây đau tức hoặc tê nặng vùng cẳng chân, phù nhẹ cẳng chân, bàn chân khi vận động quá mức hoặc đứng lâu. Bệnh này cần có sự đánh giá về mức độ suy yếu của các van tĩnh mạch từ bác sĩ để biết mức tập luyện phù hợp. Tuy nhiên, em có thể tập các môn như đạp xe chậm, bơi lội, đi bộ chậm (15-30 phút), tập ở ghế hoặc các bài tập ở tư thế nằm…
Nếu sau khi tập em có phù chân nhẹ thì nên tạm nghỉ, kê chân cao, xoa bóp chân nhẹ từ dưới lên để hồi lưu máu tốt.
Cháu đang học võ. Khi tập xoạc chân hay đá cao thì cháu hay bị đau phần đùi bên phải. Nếu vậy cháu có thể tiếp tục học võ được không ạ? Hay cháu nên khắc phục như thế nào, nhờ BS hướng dẫn giúp cháu.
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Việc đá cao hoặc xoạc chân đồng nghĩa gân cơ vùng háng, đùi của em sẽ bị căng nhiều, trong một số trường hợp có thể bị rách một số sợi cơ nhỏ.
Em nên:
- Nghỉ ngơi chườm lạnh để giảm đau, giảm viêm sau đó khi hết đau có thể tập lại từ từ.
- Lần sau nên khởi động kỹ các bài căng và kéo giãn cơ (Stretching) đặc biệt ở vùng háng và đùi
Nếu còn đau em nên đi khám bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc đến các phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao để được tư vấn và điều trị.
Chúc bạn mau bình phục!
Ngô Hoàng Khang - TPHCM Cho em xin hỏi. Cách đây 1 tháng khi chơi thể thao em có bị lật bàn chân (bong gân) cảm giác rất đau, lúc đó em có dùng nước đá chườm cho bớt đau, sau khoảng vài ngày em có thể đi lại bình thường. 1 tuần sau cảm giác đau gần như là không còn chỉ âm ỉ một chút, em có chơi lại thể thao và cảm giác đau nó quay lại, đến khoảng vài ngày thì hết nhưng mỗi khi em chơi thể thao thì cái cảm giác đau ấy trở lại. Sáng ngủ dậy thường cảm nhận rõ đau ở trong bàn chân hơn. Trường hợp như em có nên đi khám tại BV không? Và khám khoa nào ạ? Em cảm ơn BS!
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo như lời bạn, thì nhiều khả năng bạn đã bị tổn thương dây chằng ở vùng cổ chân, bàn chân. Tùy mức độ dây chằng bị tổn thương mà thời gian bình phục và điều trị có thể thay đổi
- Rách dây chằng mức độ nhẹ: dây chằng sẽ ổn định trong 2-4 tuần, cần 2-4 tuần tiếp theo để tập phục hồi.
- Rách dây chằng mức độ trung bình: dây chằng sẽ ổn định trong 4-8 tuần, cần 4-8 tuần tiếp theo để tập phục hồi.
- Đứt dây chằng: thường phải phẫu thuật và cần có chương trình phục hồi riêng.
Bạn bị đau tái phát nhiều lần chứng tỏ dây chằng bị thương chưa lành tốt, bạn nên đi khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc có thể đến phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao tại 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh, Phòng khám Vietlife để được tư vấn và điều trị.
Chúc bạn mau bình phục!
Hungnguyen Chào bs, cho tôi hỏi tôi có chơi cầu lông nhưng do dùng lực nhiều nên sau 1 lần ngã thì tôi bị rạn xương cổ tay phải. Đã đến bệnh viện và đang dùng thuốc. Vậy sau khi khỏi tôi có thể tiếp tục chơi cầu lông được không hay phải hạn chế các môn thể thao vận động cổ tay nhiều?
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời bạn nói, nếu bạn chỉ bị rạn xương (tức xương chưa bị gãy hoàn toàn ) thì việc lành xương là điều gần như chắc chắn sau từ 4-6 tuần.. Sau khi lành xương, bạn nên tập luyện lại từ từ, khởi động kỹ trước khi tập (cần phải chụp hình kiểm tra trước đó để chắc chắn xương đã lành).
Chúc bạn mau lành bệnh!
01687897xxx Bs cho tôi hỏi, tôi thường xuyên đi xe đạp thể dục buổi sáng được gần 1 năm rồi. Nhưng gần đây tôi thường đau gối và cổ chân 2 bên vậy có phải tôi bị chấn thương rồi không.
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời bạn kể thì có khả năng bạn đã tập gắng sức hoặc chưa đúng nên gây quá tải vùng gối và cổ chân.
Bạn xem lại gần đây bạn có tăng thời gian và cường độ tập lên quá mức không. Nếu có, nên giảm từ 30 đến 50 phần trăm cường độ tập, khởi động kỹ hơn.
Dùng thêm các loại vitamin, Can-xi, Ma-giê, Glucosamin...
Nếu tình trạng trên vẫn còn, bạn nên đi khám tại các trung tâm, bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao tại 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh-Phòng khám Vietlife.
Chúc bạn mau bình phục!
Trang (
[email protected]) Thưa bs, cháu nữ cao 1.63m nặng 85 kg . Thời gian gần đây cháu có chạy bộ để giảm cân. Tuy nhiên khi chạy thì rất đau mạng sườn phải và 2 cổ chân. Vậy cháu có phải đã bị chấn thương khi tập rồi không? và cháu nên làm gì ạ .
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Với chiều cao 1m63 , bạn bị thừa cân rất nhiều (trọng lượng lý tưởng cho bạn là 55-60kg). Điều này làm cho cổ chân bị quá tải khi chạy, từ đó gây đau.
Bạn nên thay đổi các các môn thể thao cho phù hợp để giảm lực tải lên cổ chân như: bơi lội, đạp xe, đi bộ chậm và tập các bài tập tại chỗ.
Điều quan trọng nữa là cần ăn kiêng, giảm ký.
Khi trọng lượng giảm đáng kể bạn có thể thực hiện dễ dàng việc chạy bộ.
Chúc bạn mau bình phục
Quế Anh (
[email protected]) Thời gian gần đây tôi thường bị đau mỏi dưới lòng bàn chân kéo dài từ gót đến ngón chân, tôi không có va chạm gì tại khu vực này mà chỉ đi bộ tập thể dục buổi sáng mỗi ngày. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi bị làm sao, có thể mua thuốc nào về bôi để giảm bớt tình trạng trên? Nếu phải đi khám thì tôi nên đến khám ở đâu? Cảm ơn bác sĩ!
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời của bạn, thì bạn có khả năng bị viêm cân gan chân, bệnh lý này thường gặp ở người đi bộ nhiều.
- Bạn nên ngâm nước ấm, xoa bóp gót chân, khởi động kỹ, đi bộ với giày đế mềm phù hợp và giảm bớt thời gian đi
- Bạn có thể dùng thêm vitamin B, Ma-giê, Can-xi…
Nếu không đỡ bạn có thể khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc các phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao
Chúc bạn mau bình phục!
Nguyễn Minh Đức (
[email protected] ) Em năm nay 38 tuổi, cao 1m7 nặng 80kg. Em hay chơi cầu lông, đá bóng, tenis, năm ngoái thi thoảng bị đau vòng quanh phầnngoài gót chân, nghỉ vài hôm lại hết; đầu năm nay em lại bị, nghỉ tập các loại liên quan đến chân hơn 1 tháng rồi mà không khỏi hẳn, chỉ đỡ, đi lại vẫn hơi đau, nhấn ngón tay vào vành ngoài gót chân cũng đau, em nên chữa hay chờ tự khỏi, mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Ở tuổi bạn, cao 1m7 mà nặng đến 80kg là thừa cân (Tối ưu là từ 65-70 kg)
Thêm nữa, phần lớn các môn bạn chơi đều chịu lực nhiều phần gót chân và cổ chân.
Bạn dễ bị quá tải ở vùng này khi tập gắng sức, kéo dài và kèm thêm trọng lượng cơ thể nặng. Tốt nhất bạn nên chuyển sang các môn tập khác ít chịu lực hơn, ví dụ như: bơi lội, đạp xe, đi bộ chậm, tập ở tư thế nằm... Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp gót chân, dùng thêm các loại vitamin và chọn giày cho chất lượng, phù hợp với môn chơi.
Nếu không khỏi bạn có thể khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc phòng khám cơ xương khớp-chấn thương thể thao tại 583 Sư VạnHạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh-Phòng khám Vietlife.
Chúc bạn mau bình phục!
Giấu tên (09832819xx ) Tôi bị thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn muốn chơi một môn thể thao nào đó để tăng cường và cải thiện sức khỏe, xin các sĩ cho lời khuyên tôi có thể chơi môn thể thao nào, cường độ tập luyện ra sao để phù hợp với tình trạng bệnh hiện nay? Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Bạn chưa nói thoát vị đĩa đệm cổ hay thắt lưng , tùy vị trí thoát vị mà sẽ có bài tập phù hợp.
- Tuy nhiên với tình trạng thoát vị không quá nặng ở lưng hay cổ đều có thể tập được các môn: bơi lội, đạp xe, đi bộ chậm, đu xà kéo giãn, hít đất, và các bài tập cơ lưng bụng vai cổ tại chỗ.
- Cường độ luyện tập tăng dần từ từ không nên gắng sức, tránh để bị đau.
- Tránh động tác nguy hiểm có thể gây ra tình trạng nặng hơn.
Chúc bạn mau khỏe!
Thanh Hải (Hà Nội) Tôi thấy bảo đi bộ là vận động phù hợp mọi lứa tuổi. Vậy mỗi ngày cần đi bộ bao nhiêu km, đi bộ ngoài trời tốt hơn hay đi bộ bằng máy trong phòng tập tốt hơn thưa bác sĩ?
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Đi bộ bao nhiêu kilomét còn tùy thuộc vào tuổi của bạn. Nói chung đi từ 15-30 phút/ buổi tập là vừa phải.Tốc độ từ 3-5 km/giờ. Tuy nhiên tùy nhu cầu cá nhân, bạn có thể tập đến 1 tiếng nhưng cần khởi động kỹ.
Đi bộ trong phòng máy và ngoài trời đều được, mỗi cái có ưu nhược riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn:
- Ngoài trời: gần gũi thiên nhiên, không gian mở nhưng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và thời tiết. Bạn nên chọn đi bộ trong công viên để đảm bảo an toàn và không khí sạch hơn.
- Đi bộ trong phòng tập: an toàn hơn, hạn chế được các điều kiện ngoại cảnh, phù hợp cho cả trẻ em. Nhưng dễ gò bó, ít gần gũi với thiên nhiên.
thanh (
[email protected]) Thưa bs, tôi thường xuyên chơi thể thao đặc biệt là bơi và đá bóng, nhưng thời gian gần đây khi đang tập tôi rất hay bị chuột rút mặc dù có khởi động kỹ những không khác mấy. Bác sỹ cho tôi hỏi t nên làm sao và ăn uống như nào để hạn chế chuột rút.
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút. Theo lời bạn nói thì khả năng bạn:
- - Uống nước quá ít,
- - Có tình trạng thiếu Can-xi, Ma-giê, Vitamin B
- - Tập trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: quá nóng hoặc quá lạnh
- - Không khởi động kỹ và gắng sức quá mức
- - Ăn uống thiếu các loại khoáng chất, vitamin B, Ma-giê, can-xi, vitamin C, các loại sữa, thịt, cá, trứng…
Để khắc phục bạn nên xem xét các nguyên nhân trên
Chúc bạn mau lành bệnh!
mai (
[email protected]) Thưa bs, em có tập thể dục bằng phương pháp đi bộ nhanh được 2 tháng. Nhưng thời gian gần đây em luôn thấy đau và mỏi cổ chân khi đi tập về. Vậy có phải em đã đi bộ sai và cần khắc phục như nào ạ ?
BSCKII.Phan Vương Huy Đổng :
Theo lời bạn nói, thì cổ chân bạn đang bị quá tải. Để khắc phục bạn cần xác định nguyên nhân như:
- Khởi động không kĩ (Rất cần thiết)
- Giày đi bộ không phù hợp (Có thể quá cứng)
- Bạn cần phân biệt bạn đang thực hiện động tác đi nhanh hay chạy (Đi nhanh: luôn có 1 chân chạm đất, chạy: 2 chân có lúc không chạm đất)
- Trọng lượng quá nặng không? (Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm cổ chân phải chịu lực lớn)
- Thời gian đi bộ chỉ nên từ 15-30 phút.
Bạn nên xem xét các nguyên nhân trên để khắc phục các sai sót nếu có.
Chúc bạn mau lành bệnh!