GiaThuocCon gái tôi 17 tuổi, thường bỏ bữa sáng. Tôi đã nhiều lần khuyên cháu nên ăn bữa sáng để có sức khỏe học tập nhưng cháu nói sợ béo nên không ăn. Thực sự tôi cũng không biết nên cho con ăn bữa sáng như thế nào mới đúng. Mong bác sĩ tư vấn?
() - Con gái tôi 17 tuổi, thường bỏ bữa sáng. Tôi đã nhiều lần khuyên cháu nên ăn bữa sáng để có sức khỏe học tập nhưng cháu nói sợ béo nên không ăn. Thực sự tôi cũng không biết nên cho con ăn bữa sáng như thế nào mới đúng. Mong bác sĩ tư vấn?
Nguyễn Thị Hiên(Hà Nam)
Ảnh minh họa |
Rất nhiều người sai lầm là không coi trọng, thậm chí bỏ bữa sáng. Họ đưa ra nhiều lý lẽ như: bận quá, không thích ăn sáng, sợ béo, không đói…Theo quan điểm khoa học về dinh dưỡng thì bữa sáng thật sự là bữa ăn quan trọng. Theo Hội Tiết thực Hoa Kỳ thì bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày; bữa điểm tâm không những mang lại năng lượng cần thiết để lao động, học tập mà còn giúp cơ thể kiểm soát duy trì trọng lượng, thậm chí giảm cân vì nó sẽ làm giảm cảm giác đói và thèm ăn bù ở các bữa sau đó.
Về chất lượng, bữa điểm tâm phải đủ 4 thành phần dinh dưỡng là đạm, đường, béo, chất khoáng và vitamin. Các món ăn sáng quen thuộc của người Việt ta là: cơm ăn với thức ăn, xôi, bún, phở, mì, bánh mỳ, trứng, sữa... đều đảm bảo đủ 4 loại chất dinh dưỡng này. Bạn có thể chọn món ăn hợp với khẩu vị của con bạn và lưu ý luôn thay đổi món ăn hàng ngày để cháu ăn ngon miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: không dùng nhiều thức ăn ngọt cho bữa sáng vì nó tiêu hóa quá nhanh làm tăng đường máu, nhưng lại không ổn định, hậu quả là cơ thể sẽ thiếu năng lượng sau bữa ăn 2-3 giờ; đảm bảo đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa) và chất xơ trong bữa sáng vì chính chất đạm và xơ sẽ tạo cảm giác no lâu cho đến bữa ăn trưa. Về năng lượng: bữa sáng và bữa chiều nên đảm bảo 1/3 tổng năng lượng, bữa trưa và bữa tối 1/6 năng lượng trong 1 ngày.
BS. Nguyễn Minh Hạnh