Kính gửi www.thuocbietduoc.com.vn
và VnMedia.vn
Tôi nghe nói có cách đặt túi gel nước muối để giãn da và sẽ dùng phần da đã giãn vá sẹo lồi.
Xin được biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp này. Ví dụ như, diện tích tối đa đặt túi gel ? Tốc độ giãn da là bao nhiêu ? Nếu ứng dụng sang vá sẹo màng ? Ưu và nhược của phương pháp này ?
Tôi xin chân thành cám ơn.
Kính thư.
Nguyễn Phan Minh
Chúng tôi gửi bạn bài viết của BS Thu Thảo giới thiệu về phương pháp này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ liên hệ được với Trung tâm Phẫu thuật tạo hình Hà Nội để bạn biết rõ hơn về vấn đề này:
Giãn da - hướng đi mới của phẫu thuật tạo hình Việt Nam
Cháu Trần Xuân Thanh, 4 tuổi (Quảng Ninh) được đưa đến Trung tâm Phẫu thuật tạo hình Hà Nội trong tình trạng toàn bộ nửa mặt bên trái bị một khối u sắc tố bẩm sinh che kín. Da ở vùng này đen sậm, sần sùi. Trước đây, các bác sĩ đều phải bó tay với những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nhờ áp dụng kỹ thuật giãn da, diện mạo của bé Thanh đã hoàn toàn thay đổi.
Thạc sĩ Trần Thiết Sơn, người đầu tiên áp dụng thành
 |
Cháu Thanh trước phẫu thuật. |
công phương pháp giãn da tại Việt Nam và là người mổ cho bé Thanh, cho VnExpress biết, đây là kết quả của hơn 2 năm điều trị với 6 lần đặt túi và phẫu thuật tạo hình. Sau phẫu thuật lần cuối (tháng 12/2000), da mặt cháu bé đã trở lại gần như bình thường, chỉ duy nhất vùng mi mắt và lông mày không thể ghép da nên vẫn có màu sẫm.
Thành công này đánh dấu một bước tiến mới của ngành phẫu thuật tạo hình Việt Nam. Trường hợp cháu Thanh và một số ca điển hình khác, được bác
 |
Cháu Thanh sau phẫu thuật. |
sĩ Sơn trình bày tại Hội nghị Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Pháp (tổ chức tại Paris hồi tháng 1), đã gây được sự chú ý của bạn bè quốc tế. Nhiều chuyên gia Pháp, Mỹ đã thực sự ngỡ ngàng trước sự khéo léo và sáng tạo của phẫu thuật viên Việt Nam.
Đưa kỹ thuật giãn da vào Việt Nam
Bác sĩ Sơn cho biết, trước kia, để có da ghép cho những vùng tổn thương, nhất là sau bỏng, người ta thường áp dụng kỹ thuật ghép da tự thân (lấy mảnh da từ vùng bất kỳ của bệnh nhân để ghép vào vùng khác). Nhược điểm của phương pháp là da ghép có thể trở nên đen sậm, mọc lông, thay đổi cảm giác, bị co rúm và khó che phủ những sẹo quá rộng. Kỹ thuật giãn da khắc phục được tất cả những điều này. Vùng da mới đạt chất lượng hoàn hảo, giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.
Bác sĩ Sơn đã có dịp làm quen với kỹ thuật này trong đợt thực tập tại Pháp năm 1994. Tháng 6/1995, một bệnh nhân bị sẹo bỏng hai má được bác sĩ phẫu thuật thay da bằng kỹ thuật mới. Lần đầu tiên kỹ thuật giãn da phức tạp được thực hiện thành công bởi chính bác sĩ Việt Nam, không cần sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài.
Từ đó đến nay, Trung tâm thực hiện gần 80 ca giãn da, trong đó có nhiều ca phức tạp như tạo hình lại vùng da bị sẹo bỏng gây biến dạng và co kéo ở đầu, mặt, tai, cổ, khoeo, nách, khuỷu, bàn và ngón tay, vú, cơ quan sinh dục ngoài... Kỹ thuật cũng rất thành công với các trường hợp u máu, u sắc tố.
Kỹ thuật giãn da (được cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam) đã trở thành thường quy tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình Hà Nội. Mục đích cuối cùng của các thày thuốc là trả lại diện mạo bình thường cho người bệnh, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Lịch sử kỹ thuật giãn da
Da có khả năng căng giãn kỳ lạ. Một số bộ lạc ở châu Á, châu Phi đã có tập quán căng môi, căng tai từ hàng nghìn năm nay. Với một khung đồng, họ có thể tăng diện tích môi lên hàng chục lần. Da ở vùng bụng của phụ nữ mang thai có thể tăng diện tích gấp 2-4 lần.
Bác sĩ Sơn cho biết, năm 1976, bác sĩ Radovan (Mỹ) đã phát minh phương pháp làm tăng diện tích da ngay trên người bệnh, nhờ một hệ thống bơm giãn da. Kỹ thuật này nhanh chóng được các phẫu thuật viên tạo hình ở Mỹ đón nhận. Hệ thống giãn da cũng liên tiếp được cải tiến. Người ta cấy một túi giãn xuống dưới vùng da lành, ngay bên cạnh tổn thương. Sau 3-4 tuần, bác sĩ tiến hành bơm nước biển vô trùng làm căng túi, giúp da ở phía trên tăng diện tích. Sau khoảng 4-8 tuần, phẫu thuật viên dùng da giãn để che phủ những vùng bị cắt bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau (như sẹo do di chứng bỏng và di chứng chấn thương, các khối u máu, u sắc tố). Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, có thể gây biến chứng nhiễm trùng, bục túi hoặc không ghép được da như ý muốn.
Pháp, Anh và Nhật Bản rất chú trọng phát triển kỹ thuật giãn da. Tới những năm 80, nó đã trở nên quen thuộc với bác sĩ tạo hình ở hầu hết các nước tiên tiến. Riêng tại Việt Nam, cho đến năm 1994, chưa có thông báo nào về việc áp dụng thành công kỹ thuật này.
BS Thu Thảo