Các nhà nghiên cứu Nhật bản vừa đưa ra những test thử nghiệm giúp tiên lượng thời gian sống còn lại ở bệnh nhân ung thư. Điều này rất cần thiết và quan trọng vì giúp bác sĩ có thái độ xử trí phù hợp cho từng bệnh nhân.
Thường bệnh nhân mắc ung thư khi nằm viện sẽ hỏi bác sĩ câu đầu tiên là “Thưa Bác sĩ tôi còn sống bao lâu nữa” và đây là câu hỏi chẳng dễ dàng trả lời chút nào, cũng là nỗi băn khoăn của người bác sĩ!
Nhóm nghiên cứu các bác sĩ Nhật đã cho phép tiên lượng với độ chính xác 75-80% về thời gian sống ở những bệnh nhân mắc ung thư.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Hội thảo ESMO châu Á năm 2016, nghiên cứu được tiến hành hai giai đoạn: đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát triển 6 mô hình tiên lượng dựa trên số liệu y tế của 5000 bệnh nhân mắc ung thư. Thông thường, tiên lượng này dựa trên những tiêu chí như khó thở hoặc hoang tưởng. Tuy nhiên những dấu hiệu này thường phụ thuộc vào sự giải thích của nhân viên điều dưỡng. Thêm vào đó các nhà khoa học đã tiến hành 3 xét nghiệm máu: albumin, bạch cầu trung tính và lactate dehydrogenase. Điều này có thể giúp tiên lượng bệnh từ 1-6 tháng và có thể tiến hành trong suốt quá trình tiến triển của bệnh.
Sau đó các nhà nghiên cứu Nhật bản đã tiến hành kiểm tra tính chính xác của các test của 1015 bệnh nhân ung thư-được chăm sóc để giảm đau, trong đó có 166 bệnh nhân chăm sóc tại nhà, số còn lại ở các bệnh viện. Những xét nghiệm máu cho thấy khả năng dự đoán thời gian sống chính xác 75-80% trường hợp trong thời gian 1-3 tháng.
Nhưng điều quan trọng cần đặt ra là tại sao cần phải tiên lượng thời gian sống còn lại của những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối? Câu trả lời của các nhà khoa học đó là có thái độ xử trí tốt hơn cho bệnh nhân. Thật vậy không có hữu ích gì khi phải hóa trị liệu cho bệnh nhân mắc ung thư khi mà cuộc sống của họ được tính bằng ngày! Đôi khi chính điều này còn đem lại những tác dụng phụ nặng nề hơn so với những biểu hiện của bệnh. Các xét nghiệm máu sẽ là công cụ hữu ích giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và chăm sóc giảm đau.
Tiên lượng bệnh cho phép người bác sĩ có thể đem lại những giây phút “bình yên” cho người bệnh trong những ngày còn lại. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu vẫn còn điểm rất quan trọng “ cần có những nghiên cứu về những tác động đạo đức và tâm lý”.
BS. Ái Thủy
Viêm xoang nặng cỡ nào cũng phải chào thua mẹo này Đối với tôi, giờ bệnh trĩ đã là quá khứ Phụ nữ ĐAU NỬA ĐẦU mỗi khi Stress, mất ngủ hoặc TỚI CHU KỲ: Nguy hiểm chớ chủ quan!