Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?
Buồng trứng xoắn hay xoắn buồng trứng xảy ra khi buồng trứng rơi xuống dưới và xoắn lại, quá trình này tự cắt đứt nguồn cung cấp máu của chính mình. Nếu trường hợp đó xảy ra, bạn có lẽ sẽ cảm nhận được suy nghĩ đột ngột, đau đớn tột cùng ở một phía của bụng dưới. Dưới đây sẽ là 7 điều bạn nên biết về những người có nguy cơ bị xoắn buồng trứng và những gì sẽ xảy ra nếu không may bạn mắc phải.
Độ tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng thấp
Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vì vậy nếu bạn đã mãn kinh, bạn có thể bớt phần nào lo lắng.
“Với phụ nữ trẻ, mô linh hoạt hơn, và những thay đổi nội tiết tố dẫn tới buồng trứng có thể di chuyển và xoay lật" Mike Hoaglin, Bác sỹ tại phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Duke nói. Sau nhiều năm sản xuất thì buồng trứng nhỏ hơn và ít có khả năng xoay, trừ khi có một hoặc hàng loạt u nang.
Tức là phụ nữ độ tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp. Song không có gì đảm bảo 100%, căn bệnh này vẫn có khả năng xảy ra với phụ nữ ở sau mãn kinh hoặc các bé gái trước tuổi dậy thì, thậm chí vài trường hợp phụ nữ có thai nhi trong tử cung.
U nang càng nhiều, rủi ro càng cao
Xoắn buồng trứng vẫn xảy ra dù không có u nang, nhưng khả năng mắc bệnh càng tăng lên nếu có một hoặc nhiều u nang. Lý do là: Một u nang xuất hiện làm mất cân bằng trọng lượng của cơ quan đó, khiến nó xoay lật. Người phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – một tình trạng mất cân bằng nội tiết tố biểu hiện là những u nhỏ ở buồng trứng - thì chắc chắn có nguy cơ cao mắc xoắn buồng trứng. Thực tế bất cứ ai cũng có thể có một khối u, và trong khi hầu hết các u nang là lành tính thì vài trường hợp cũng biến thành ung thư. Nhưng dù thế nào cũng cần phải điều trị. (Nếu nó chỉ là xoắn buồng trứng, bạn cần phải phẫu thuật nội soi để tháo vặn nó ra).
Các biện pháp điều trị sinh sản gây nguy cơ mắc bệnh cao hơn mang thai
Việc áp dụng những biện pháp y học hỗ trợ mang thai có xu hướng làm cho buồng trứng của bạn lớn hơn, và càng lớn hơn thì càng có nguy cơ bị xoắn. Để giảm thiểu nguy cơ bị xoắn, “Tôi thường khuyên phụ nữ tập thể dục thường xuyên nhưng tránh các động tác nhảy hoặc bật nảy”, Mira Aubuchon - Bác sỹ, chuyên gia phụ khoa và sinh sản Trung tâm sinh sản Missouri nói. Vì vậy yoga thì nên, nhưng nhào lộn thì không.
Lợi ích phụ của thuốc tránh thai
Ngoài tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và làm sạch mụn trên da, thuốc tránh thai và các hình thức tránh thai nội tiết tố có thể giúp ngăn ngừa u nang buồng trứng, dẫn tới hạn chế khả năng bị xoắn buồng trứng.
Ống dẫn trứng càng dài, càng dễ xoắn
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao một vài người có ngón tay nhìn ngắn quái đản hoặc chân quá dài? Các biến thể kích thước tương tự có thể xảy ra trong ống dẫn trứng. Một ống dẫn trứng dài thêm có thể làm cho buồng trứng dễ bị xoắn.
Không phải cứ bị xoắn buồng trứng là cần phẫu thuật
Khi xoắn buồng trứng chưa cắt đứt hết nguồn cung cấp máu đến buồng trứng, buồng trứng có thể vẫn có thể duy trì chức năng hoạt động của nó. Đôi khi vì một lý do nào đó, nguồn cung cấp máu có lẽ không bị cắt đứt hoàn toàn. “Ngay cả khi xoắn buồng trứng sẫm hoặc tím lại, chúng tôi sẽ không tháo xoắn nó, để nó tại chỗ , và trong nhiều trường hợp nó hồi phục lại”, Choi nói. Tuy nhiên, nếu buồng trứng không hồi phục lại, bạn cần phẫu thuật loại bỏ nó để ngăn ngừa nhiễm trùng. Miễn là buồng trứng khác của bạn còn hoạt động thì vô sinh không phải là vấn đề.
K.Trâm
(Theo womenshealthmag)
Tóc rụng trơ da đầu cũng không phải sợ nếu bạn biết điều này Khỏe mạnh hơn nhờ cai thuốc lá Lành vết trợt, loét hang vị, dạ dày sau 16 năm tái đi tái lại