Ở giai đoạn cuối thai phụ thường bị đau mỏi hông, tỷ lệ phát bệnh tới 50%. Nguyên nhân do khi mang thai cơ thể sản sinh ra nhiều hormon.
Ở giai đoạn cuối thai phụ thường bị đau mỏi hông, tỷ lệ phát bệnh tới 50%. Nguyên nhân do khi mang thai cơ thể sản sinh ra nhiều hormon. Dưới tác dụng của hormon dây chẳng vùng chậu mềm lỏng, làm cho các khớp như khớp xương cùng, bộ phận nối liền xương cùng chậu lỏng ra, kết cấu hông cũng lỏng ra. Sự thay đổi này giúp khi chuyển dạ khớp cùng chậu giãn ra để thai nhi ra dễ dàng, nhưng dây chằng lỏng ra quá mức cũng làm cho các khớp đau mỏi, đi lại khó khăn. Ngoài ra, giai đoạn cuối tử cung to ra, thai nhi lớn và nặng thêm, trọng lực của cơ thể đổ về phía trước hơn và độ cong của hông tăng lên, tổ chức mô ở hông trong trạng thái bị kích thích nên dễ gây ra hiện tượng hông mỏi lưng đau.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi và vitamin D như uống sữa để phòng chuột rút.
Mỏi hông đau lưng trong thời kỳ mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nên chị em không nên quá lo lắng, sau khi sinh hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên nếu lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm nhẹ bệnh trạng nói trên. Trước hết thai phụ cần nằm ngủ trên giường phẳng không nên dùng gường mềm như giường lò xo; đi giày dép đế bằng vì nếu đế cao sẽ làm cho thân thể lao về phía trước, càng làm cho hông mỏi lưng đau; trong thời gian mang thai tránh làm việc nặng nhọc hoặc đứng lâu; nên tập thể dục vừa phải; trong ăn uống chú ý bổ sung canxi sẽ giúp giảm đau lưng. Trường hợp hông đau dữ dội có thể chườm ấm vùng lưng, nếu bị nặng cần đi khám để điều trị.
BS. Nguyễn Kim Dung