Nghiên cứu cho thấy: trẻ em được cấy ốc tai điện tử trước 18 tháng tuổi có thể nghe, hiểu âm thanh và âm nhạc, nói chuyện nhiều hơn so với trẻ cấy ốc tai điện tử ở độ tuổi lớn hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Y khoa Mỹ (Journal of the American Medical): tốc độ hiểu và diễn đạt cao hơn rõ rệt đã được ghi nhận ở trẻ em cấy ốc tai điện tử nhỏ hơn 18 tháng tuổi so với nhóm trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi. Trẻ được cấy ốc tai điện tử trước 18 tháng tuổi cho thấy nói có thể so sánh với trẻ cùng tuổi nghe bình thường. Tuy nhiên, những trẻ được cấy ốc tai điện tử sau 3 tuổi vẫn còn một số khoảng cách khi so với trẻ em cùng tuổi không mất thính lực.
Nghiên cứu phân tích 188 trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Chúng được theo dõi trong 3 năm sau khi được cấy ốc tai điện tử. Các nhà nghiên cứu sau đó đã phân tích sự phát triển ngôn ngữ của chúng và so sánh nó với 97 trẻ em nghe bình thường.
Bác sĩ John Niparko, tác giả chính của nghiên cứu, giám đốc viện phẫu thuật tai, tai thần kinh và nền sọ, Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ, nói: trẻ em bình thường bắt đầu ghép các âm thanh của tiếng nói với ý nghĩa từ 6 tháng đến 1 tuổi. Nếu một đứa trẻ không thể nghe đầy đủ các âm thanh tiếng nói ở tuổi này, các cơ hội học nói và phản ánh các suy nghĩ của mình bằng cách nói chuyện bắt đầu giảm.
Nghiên cứu cũng cho thấy: càng nhiều hỗ trợ và tương tác từ người chăm sóc và những người thân yêu hơn, lợi ích càng lớn hơn. Anne Oyler, nhà thính học và là phó giám đốc của Thực hành Thính học chuyên nghiệp (Audiology Professional Practice) tại Hiệp hội Nghe nói ngôn ngữ Mỹ (American Speech-Language-Hearing Association) nói: “Bạn có thể không chỉ đặt một ốc tai điện tử lên tai con bạn là xong. Vẫn luôn có việc làm liên quan với việc giúp đỡ để phát triển kỹ năng nói. Bản thân ốc tai điện tử không phải là một liều thuốc chữa bệnh”.
Cha mẹ cần phải chắc chắn rằng thính giác của trẻ sơ sinh được kiểm tra trong tháng đầu tiên của cuộc sống
Cha mẹ cần phải chắc chắn rằng thính giác của trẻ sơ sinh được kiểm tra trong tháng đầu tiên của cuộc sống. Máy nghe cũng đóng một vai trò trong việc giúp đỡ trẻ em bị mất thính giác sẽ cấy ốc tai sau này.
Mark Wiet, bác sĩ phẫu thuật cấy ốc tai, trưởng khoa phẫu thuật tai, thần kinh tai, nền sọ của Trung tâm Y khoa tại Đại học tổng hợp Rush ở Chicago, nói: “Nếu các bé không vượt qua được kiểm tra thính giác, chúng cần được theo dõi tiếp, nếu chúng bị mất thính lực, hãy bắt đầu với máy nghe và nếu máy nghe không giúp đỡ được gì, hãy cấy ốc tai điện tử”.
TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
(Theo hear-it.org)