Đi ngược lại dòng chảy chung của ngành Dược: sử dụng dược liệu nhập khẩu Trung Quốc để giảm thiểu chi phí, công ty cổ phần Nam Dược đã lựa chọn hướng đi riêng: xây dựng các vùng trồng dược liệu sạch chuẩn hóa để mang những sản phẩm thật sự an toàn, hiệu quả tới tay người sử dụng.
Dược liệu bẩn: Vấn đề nhức nhối!
Những năm gần đây thực phẩm bẩn với những hiểm họa khôn lường với sức khỏe gây nên một nỗi hoang mang lớn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngay trong ngành dược, cũng tồn tại một mảng tối mang tên “dược liệu bẩn” – tác nhân đã và đang gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh không kém thực phẩm bẩn. Dược liệu bẩn là dược liệu không đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm (không đủ hàm lượng hoạt chất), dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat).
Ở Việt Nam, khi 90% dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đa phần “dược liệu bẩn” đều có xuất xứ từ đất nước láng giềng này.
Khi thanh tra thị trường, trong 65 mẫu dược liệu được kiểm nghiệmcó tới 85% mẫu phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Chưa kể,dược liệu không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc được thế giới báo động có thể chứa hàm lượng lớn kim loại nặng như Arsen, chì, thủy ngân, đồng… Tháng 8/2013, Các cơ quan quản lý y tế ở châu Âu lên tiếng cảnh báo, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và thạch tín “cao đến mức nguy hiểm”.Cơ quan điều phối thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh cho hay, các loại thuốc Đông y không đạt chuẩn của Trung Quốc bao gồm cả một số loại dành cho trẻ em.
Không dừng lại ở đó, theo thống kê tỷ lệ dược liệu bị mốc mọt có thể lên tới 15-28%. Nấm mốc không chỉ tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệulàm giảm chất lượng dược liệu mà còn tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin. Những loại độc tố này không bị phân hủy ở nhiệt độ cao do đó có thể đi vào sản phẩm, gây nên các bệnh như viêm giác mạc, viêm màng trong tim, nhiễm độc gan… cho người sử dụng.
Tuy nhiên,kiểm soát hàm lượng mới làvấn đề tồn đọng, khó giải quyết nhất của dược liệu nguồn gốcTrung Quốc. Kết quả nhiều cuộc kiểm tra gần đây đều cho thấy, nhiều dược liệu bị làm giả hoặc trộn lẫn hoá dược. Nhiều dược liệu đã bị chiết tách hết thành phần thuốc, chỉ còn bã...Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm 400 mẫu dược liệu của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó có tới 20% mẫu dược liệu trộn cả rác, cát, xi măng, tạp chất hoặc ướp hoá chất độc hại để chống mốc, nhuộm màu… Còn năm 2015, Cục Quản lý y học cổ truyền (Bộ Y tế) cũng đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 150 mẫu (66%) không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược Điển Việt Nam.
Dù chất lượng không đảm bảo nhưng giá cả dược liệu không rõ nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc thường rất rẻ. Đứng trước ma lực của lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn nhập khẩu nguồn nguyên liệu này.
Công ty cổ phần Nam Dược: Con đường dược liệu sạch chuẩn hóa
Không chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguồn dược liệu nhập khẩu đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp dược trong nước như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo do hiểm họa dược liệu bẩn, rủi ro từ những biến động thị trường. Chưa kể, đây còn là sự lãng phí tài nguyên quốc gia khi Việt Nam có khoảng gần 4.000 loài cây thuốc và một kho tàng các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc phong phú. Chuẩn hóa để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu trong nước là một hướng đi đúng đắn giúp các doanh nghiệp dược giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
Vùng trồng cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Nam Dược tại Bắc Hà
Với phương châm phát triển bền vững, từ những ngày đầu theo tôn chỉ “Nam Dược trị Nam nhân”, Công ty Cổ Phần Nam Dược đã định hướng chuẩn hóa tất cả các dược liệu đầu vào theo tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới) để mang những sản phẩm tốt nhất tới cho khách hàng. Một số vùng trồng tiêu biểu của công ty
- Vùng trồng Quất ở Nam Trực, Nam Định
- Vùng trồng Cát cánh ở Bắc Hà, Lào Cai
- Vùng trồng Húng Chanh ở Phú Yên
- Vùng trồng mạch Môn ở Phú Thọ
- Vùng trồng độc hoạt, đương quy ở Lào Cai
Hiện nay, Nam Dược đã đáp ứng 70% dược liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn GACP – WHO với hàm lượng hoạt chất cao nhất. Ông Hoàng Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Dược cho biết : “Trong thời gian tới, Nam Dược sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trồng và phát triển vùng dược liệu để nâng con số đó lên 80%”.
Quất dược liệu tại Nam Trực, Nam Định
Những tiêu chuẩn theo định hướng GACP-WHO được thiết lập nhằm đảm bảo dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng và kiểm soát hoạt chất. Đặc biệt, dược liệu được trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO có hoạt chất cao, ổn định, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kiểm định, có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng đảm bảo dược tính và công năng điều trị của sản phẩm.
Việc phát triển vùng trồng và khai thác dược liệu tạo nguồn cung cấp dược liệu ổn định về số lượng và chất lượng cho công ty. Tại đây, các quy trình trồng và thu hái được nghiên cứu triển khai theo hướng thân thiện với môi trường như sử dụng đất hiếm để hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, luân canh để hạn chế sử dụng hóa chất - thuốc bảo vệ thực vật, lựa chọn vùng trồng có nguồn đất, nước sạch và điều kiện tưới tiêu tốt để bảo đảm cung cấp nguồn dược liệu an toàn đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm đất nước, không khí. Ngoài ra, công ty cổ phần Nam Dược còn tiến hành quy hoạch vùng trồng tạo các vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích.
Ngay cả việc bảo quản sau thu hái cũng được công ty kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các dược liệu sau thu hoạch được sấy khô ở nhiệt độ thấp để không làm mất hoạt chất, sau đó vận chuyển ngay về nhà máy để định tính, định lượng trước đưa vào dây chuyền sản xuất.Quy trình trên tuân thủ theo IMS – bộ tích hợp tiêu chuẩn tiên tiến nhất thế giới (tích hợp các tiêu chuẩn GMP – WHO, ISO 9001:2000, ISO 14000:2004, HACCP và SA 8000). Chất lượng sản phẩm trải qua quy trình trên được toàn thế giới công nhận.
Hướng đi trên không chỉ là việc góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, thu nhập cho người dân (thu nhập của các hộ trồng dược liệu thường gấp 4-6 lần so với trồng hoa màu) mà còn góp phần phát triển bền vững nguồn dược liệu Việt Nam, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc quý Việt Nam.Bên cạnh đó,việc chuẩn hóa nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm còn giúp doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Nam Dượcnâng cao chất lượng sản phẩm để tự tin khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới.
Lan Phương