Ở những người tiền đái đường có sự kháng insuline rất dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm không khí và điều này làm tăng nguy cơ mắc đái đường type 2.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Helmholtz Zentrum München và Trung Tâm Nghiên cứu Sức khỏe Môi trường- Đức cho thấy có sự gia tăng đái đường type 2 gây ra bởi sự kháng insulin, có thể do di truyền hoặc do lối sống gây ra?. Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích số liệu y tế của 3.000 người ở Augsbourg và hai huyện nông thôn liền kề cũng tham gia vào nghiên cứu Dịch tễ học này và được đặt tên là “Kora”, họ tiến hành phỏng vấn và thăm khám sức khoẻ của những người tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu tiến hành xét nghiệm máu lúc đói của những người tham gia nhằm phát hiện các “chỉ điểm” sinh học của sự kháng insulin. Sau đó so sánh những số liệu thu thập được với nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí ở nơi cư trú của những người tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những người có rối loạn chuyển hóa glucose-gọi là tiền đái đường thường dễ bị tác động của sự ô nhiễm không khí.
Theo Tiến sĩ Kathrin Wolf-Tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biết rằng có sự liên quan giữa gia tăng các chất “chỉ điểm” trong máu và sự gia tăng các chất gây ô nhiễm không khí. Xét về lâu dài thì các chất gây ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ của đái đường type 2, đặc biệt ở những người có rối loạn chuyển hóa glucose.
Các nhà nghiên cứu mong muốn sẽ có những nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt nghiên cứu ảnh hưởng của những hạt có đường kính dưới 0,25 micromet. Họ cho rằng việc hiểu biết chính xác về các yếu tố nguy cơ là cần thiết nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng và qua đó cần đưa ra các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường gây những tác hại xấu đến sức khỏe như viêm đường hô hấp cấp (viêm phổi), bệnh mãn tính (ung thư phổi ), các bệnh lý tim mạch ngoài ra còn nhiều tác hại khác về lâu dài.
Bs Ái Thủy