Vết thương phần mềm là các thương tích gây rách da và làm tổn thương phần mềm dưới da.
Trong lao động, sinh hoạt, bị thương ngoài da không phải hiếm gặp. Từ các vết thương có thể rất nhỏ như xước da, kim đâm, đứt tay, cho đến những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da màng lớn… đều cần có cách sơ cứu với mục đích cầm máu, bảo tồn chức năng và thẩm mỹ.
Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi phải cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn. Một số vết thương có chứa dị vật cần phải được rút ra nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến mạch máu và dây thần kinh.
Với các vết thương nông, nhỏ gọn, sạch, có thể rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vết thương.
BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:
Đối với các vết thương, có thể là do tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt gây rách da và gây chảy máu, tổn thương phần mềm. Ngay khi xuất hiện vết thương đã có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác qua vết thương để xâm nhập vào cơ thể. Nếu vết thương đến sớm trước 6 giờ được coi là vết thương sạch và sau 6 giờ, vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn nhiều lần.
Xử trí vết thương: Với các vết thương nông, nhỏ gọn, sạch, có thể rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vết thương. Với các vết thương dài và sâu hoặc dập nát tổ chức hay bẩn cần phải cắt lọc, làm sạch vết thương, sát trùng và khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu phục hồi vết thương cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong vòng 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng. Vết thương có thể cắt chỉ sau 10 – 14 ngày tùy từng vị trí trên cơ thể. Các vết thương vùng mặt được tưới máu tốt nên vết thương liền nhanh có thể cắt chỉ sau 10 ngày.
Khi lấy máu làm xét nghiệm hoặc khi tiêm truyền cho người bệnh cần phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn thì sẽ không bị nhiễm trùng. Nếu không tuân thủ tốt nguyên tắc vô khuẩn, ngay khi chọc kim vào da đã có thể đưa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh vào cơ thể.
BS Nguyễn Văn An