Kháng sinh nào gây nguy cơ tiêu chảy cao?

      -
  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Clostridium difficile (C. difficile) là chủng gây ra 20-30% số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Kháng sinh nào gây nguy cơ tiêu chảy cao?

Clostridium difficile (C. difficile) là chủng gây ra 20-30% số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Về mặt lý thuyết, bất kỳ kháng sinh nào cũng có thể gây ảnh hưởng lên hệ vi khuẩn đường ruột khiến C. difficile phát triển và sinh độc tố. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn ruột do C. difficile của mỗi kháng sinh là khác nhau.


Một số phân tích đã được thực hiện để đánh giá nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile của kháng sinh như phân tích gộp của Deshpande A (năm 2013), phân tích gộp của Brown KA (năm 2013), tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Vardakas KZ (năm 2016). Kết quả phân tích cho thấy clindamycin là kháng sinh có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile cao nhất (nguy cơ tăng gấp 17-20 lần so với không sử dụng kháng sinh). Các kháng sinh khác có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile bao gồm fluoroquinolon, cephalosporin, aztreonam và carbapenem (nguy cơ tăng gấp 5 lần so với không sử dụng kháng sinh). Penicilin, macrolid và sulfonamid/trimethoprim là những kháng sinh có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile ở mức độ trung bình (nguy cơ tăng gấp 1,8-3,3 lần so với không sử dụng kháng sinh); trong đó, nguy cơ của penicilin cao hơn so với macrolid và sulfonamid/trimethoprim.


Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn kháng sinh trên những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn ruột do C. difficile bao gồm bệnh nhân cao tuổi, thường xuyên dùng kháng sinh, nhập viện và có thời gian nằm viện kéo dài. Cần tránh sử dụng clindamycin trên những bệnh nhân này. Đối với bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, có thể sử dụng tetracyclin thay thế cho azithromycin hoặc một macrolid khác. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, cần sử dụng kháng sinh để điều trị bao vây vi khuẩn Pseudomonas, có thể cân nhắc lựa chọn kháng sinh nhóm penicilin thay thế cho cephalosporin hoặc carbapenem.


DS. Trần Thúy Ngần


((Theo pharmacytimes.com, 4/2017))


Tag :

  • Than phiền
  • gplus
  • pinterest
Bình luận (0)
Đánh giá:

Kháng sinh nào gây nguy cơ tiêu chảy cao?

Clostridium difficile (C. difficile) là chủng gây ra 20-30% số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn.


Khang sinh nao gay nguy co tieu chay cao?


Clostridium difficile (C. difficile) la chung gay ra 20-30% so truong hop tieu chay lien quan den khang sinh va la nguyen nhan thuong gap nhat trong tieu chay do nhiem khuan.


Clostridium difficile (C. difficile) la chung gay ra 20-30% so truong hop tieu chay lien quan den khang sinh va la nguyen nhan thuong gap nhat trong tieu chay do nhiem khuan. Ve mat ly thuyet, bat ky khang sinh nao cung co the gay anh huong len he vi khuan duong ruot khien C. difficile phat trien va sinh doc to. Tuy nhien, muc do nguy co nhiem khuan ruot do C. difficile cua moi khang sinh la khac nhau.


Mot so phan tich da duoc thuc hien de danh gia nguy co gay nhiem khuan ruot do C. difficile cua khang sinh nhu phan tich gop cua Deshpande A (nam 2013), phan tich gop cua Brown KA (nam 2013), tong quan he thong va phan tich gop cua Vardakas KZ (nam 2016). Ket qua phan tich cho thay clindamycin la khang sinh co nguy co gay nhiem khuan ruot do C. difficile cao nhat (nguy co tang gap 17-20 lan so voi khong su dung khang sinh). Cac khang sinh khac co nguy co cao gay nhiem khuan ruot do C. difficile bao gom fluoroquinolon, cephalosporin, aztreonam va carbapenem (nguy co tang gap 5 lan so voi khong su dung khang sinh). Penicilin, macrolid va sulfonamid/trimethoprim la nhung khang sinh co nguy co gay nhiem khuan ruot do C. difficile o muc do trung binh (nguy co tang gap 1,8-3,3 lan so voi khong su dung khang sinh); trong do, nguy co cua penicilin cao hon so voi macrolid va sulfonamid/trimethoprim.


Vi vay, can dac biet than trong khi lua chon khang sinh tren nhung benh nhan co nguy co cao nhiem khuan ruot do C. difficile bao gom benh nhan cao tuoi, thuong xuyen dung khang sinh, nhap vien va co thoi gian nam vien keo dai. Can tranh su dung clindamycin tren nhung benh nhan nay. Doi voi benh nhan viem phoi mac phai tai cong dong, co the su dung tetracyclin thay the cho azithromycin hoac mot macrolid khac. Doi voi nhung truong hop nhiem khuan nang, can su dung khang sinh de dieu tri bao vay vi khuan Pseudomonas, co the can nhac lua chon khang sinh nhom penicilin thay the cho cephalosporin hoac carbapenem.


DS. Tran Thuy Ngan


((Theo pharmacytimes.com, 4/2017))


RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

Chi tiết từng ngõ, phố, quận, huyện

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

HỖ TRỢ NHANH CHÓNG

Tư vẫn miễn phí, nhiệt tình

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

DANH BẠ PHONG PHÚ

Đa dạng hàng trăm ngàn thuốc

TIN TỨC CẬP NHẬT

TIN SỨC KHỎE HỮU ÍCH

Các tin y tế cập nhật liên tục

Giá Thuốc www.giathuoc.net Hà Nội, Việt Nam 123 ABC VN-HN 10000 VN ‎0912121212